Trấn Yên cải thiện môi trường đầu tư phát triển công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/7/2020 | 8:14:06 AM

YênBái - Hiện nay, toàn huyện Trấn Yên có 448 cơ sở, gồm 100 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 338 hộ kinh doanh cá thể, thu hút và tạo việc làm cho trên 2.800 lao động có thu nhập ổn định.

Công nhân Công ty TNHH Tân Tiến sản xuất chế biến quặng cầu viên.
Công nhân Công ty TNHH Tân Tiến sản xuất chế biến quặng cầu viên.

Theo ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện, từ năm 2016-2020, huyện Trấn Yên đã thu hút được 18 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp với tổng vốn đăng ký 10.970 tỷ đồng. 

Một số dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao như graphit của Công ty TNHH Tập đoàn Graphit Việt Nam; quần áo may gia công xuất khẩu của Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF; sản phẩm thép hộp, thép ống của Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái; quặng cầu viên của Công ty TNHH Tân Tiến... 

Trong 5 năm qua, Trấn Yên đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Minh Quân, Bảo Hưng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất. 

Huyện thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ khuyến công, đào tạo và cung ứng nguồn lao động, quảng bá giới thiệu sản phẩm công nghiệp chế biến, quan tâm quy hoạch và xây dựng khu, cụm công nghiệp. 

Do đó, sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng cao, phát triển theo hướng ổn định và hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 910 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với năm 2015, bằng 130% mục tiêu nghị quyết, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 23,6%/năm. 

Trong đó, công nghiệp địa phương đạt 823,7 tỷ đồng, tăng bình quân 23,7%/năm; công nghiệp tỉnh và Trung ương đạt 1,1 tỷ đồng; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85,2 tỷ đồng, tăng bình quân 48,1%/năm. 

Số cơ sở sản xuất công nghiệp cũng tăng về số lượng và quy mô, trong 5 năm, đã có thêm 148 cơ sở công nghiệp thành lập mới, trong đó có 42 doanh nghiệp, 102 hộ kinh doanh, 4 hợp tác xã. 

Hiện nay, toàn huyện có 448 cơ sở, gồm 100 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 338 hộ kinh doanh cá thể, thu hút và tạo việc làm cho trên 2.800 lao động có thu nhập ổn định.

Công tác xúc tiến đầu tư, tìm hiểu mời gọi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào địa bàn được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao: trong 5 năm, đã có 32 dự án đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký đầu tư 18.258 tỷ đồng, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn lên 78 dự án. Tổng nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước đạt 3.770 tỷ đồng. 

Bên cạnh các giải pháp từ phía huyện, các cơ sở sản xuất đã nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đổi mới dây truyền công nghệ, tăng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng ưu tiên cho xuất khẩu, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu hút và tạo việc làm cho trên 5.000 lao động. 

Trong giai đoạn tiếp theo, Trấn Yên ưu tiên phát triển các ngành nghề có thế mạnh trên địa bàn. Huyện tập trung vào các giải pháp hỗ trợ tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư và kích thích sản xuất phát triển; tăng cường quản lý và tạo điều kiện cho các cụm công nghiệp trên địa bàn; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, nhà máy duy trì phát triển sản xuất. 

Mặt khác, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư mặt bằng sản xuất, xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa các loại hình, thành phần kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương.

Ngoài ra, huyện đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Trấn Yên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 2.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 100 triệu USD.

Anh Dũng

Tags Trấn Yên dự án đầu tư cụm công nghiệp xúc tiến đầu tư mời gọi

Các tin khác
Năm 2019 - 2020, Công ty cổ phần Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T sẽ có nguồn thu khoảng 15 tỷ đồng.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Yên Bình đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công sáng 16-7-2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1053/QĐ-TTg thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số bộ, cơ quan, địa phương. Các đoàn công tác này do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và một số bộ trưởng làm trưởng đoàn.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 17-7-2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Ngày 17-7, giá thịt lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ, dao động từ 88.000 đồng/kg đến 93.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg - 2.000 đồng/kg so với ngày 16-7. Tại thị trường Hà Nội, các trang trại xuất bán thịt lợn hơi với giá 93.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục