Tổng đàn lợn phục hồi 80% so với trước dịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/8/2020 | 8:43:05 AM

Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình nguồn cung thịt lợn.

Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, người chăn nuôi vẫn có lãi khoảng hơn 10.000 đồng/kg lợn hơi giai đoạn này. Ảnh minh họa.
Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, người chăn nuôi vẫn có lãi khoảng hơn 10.000 đồng/kg lợn hơi giai đoạn này. Ảnh minh họa.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) nhìn nhận, nếu hạch toán chi tiết người chăn nuôi đi mua con giống thì giá thành khoảng 71.000 đồng/kg lợn hơi, nếu nuôi khép kín từ khâu giống đến nuôi thịt giá thành khoảng 50.000 đồng/kg lợn hơi.

Trong khi đó, giá lợn hơi ở nhiều địa phương miền Bắc (Tuyên Quang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên,...) đang dao động quanh mức 82.000 - 85.000 đồng/kg; giá lợn hơi ở miền Trung -Tây Nguyên quanh mức 79.000 - 86.000 đồng/kg; giá lợn hơi ở miền Nam 80.000 - 86.000 đồng/kg.

Như vậy, với mức giá này, người chăn nuôi trang trại vẫn có lãi 10.000 - 15.000 đồng/kg lợn hơi; trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp có thể còn cao hơn.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến cuối tháng 7/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 24,9 triệu con, tương đương 80% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sẽ vẫn tái đàn, tăng đàn an toàn sinh học, duy trì sản xuất để bảo đảm cơ bản đủ nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng.

Nhưng do chu kỳ sinh học nên việc tái đàn, tăng đàn sản phẩm phải vào cuối quý III và đầu quý IV mới có thể cân đối cung - cầu, đến lúc đó giá cơ bản sẽ ổn định.

(Theo VTV)

Các tin khác
Cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên làm thủ tục giải ngân tại một điểm giao dịch xã.

Hiện nay, Phòng Giao dịch đang thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách. Trong đó, cho vay hộ nghèo dư nợ trên 180 tỷ đồng, hộ cận nghèo trên 84 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo trên 54 tỷ đồng, hộ sản xuất kinh doanh trên 108 tỷ đồng…

Nông dân xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ chăm sóc rau sạch cung cấp ra thị trường.

Thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng vùng lúa, vùng rau màu chất lượng cao trên cơ sở liên kết 4 nhà về giống, khoa học và công nghệ, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp; phát triển sản phẩm lúa gạo đặc sản gắn với thị trường cao cấp, chế biến sâu... từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân.

Một góc tuyến đường nối quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã huy động được hơn 12.200 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm, có tác động lớn đến phát triển mở rộng không gian đô thị và kinh tế - xã hội của địa phương.

Người dân thôn Đá Chông, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình làm đường GTNT.

Năm 2020, theo Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy Yên Bái, huyện Yên Bình được giao cứng hóa 45 km đường giao thông nông thôn (GTNT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục