Yên Bái bảo đảm nhu cầu vốn cho sản xuất

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/9/2020 | 7:45:51 AM

YênBái - Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 8/2020, các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động vốn, cho vay, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn.

Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái bảo đảm nhu cầu vốn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
Ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái bảo đảm nhu cầu vốn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, tổng nguồn vốn các chi nhánh ngân hàng, QTDND huy động đến 31/7/2020 đạt 28.561 tỷ đồng, tăng 4,12% so với 31/12/2019; trong đó, nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển (NHPT) là 549 tỷ đồng, giảm 0,18% so với tháng 6/2020; tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) và QTDND trên địa bàn đạt 28.011 tỷ đồng, tăng 4,44%. Ước đến 31/8/2020, tổng nguồn vốn các chi nhánh ngân hàng, QTDND đạt 28.800 tỷ đồng, tăng 4,99% so với 31/12/2019. 

Hoạt động tín dụng diễn ra sôi động, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đến 31/7/2020 đạt 24.702 tỷ đồng, tăng 2,8% so với 31/12/2019; trong đó, dư nợ cho vay của Chi nhánh NHPT đạt 523 tỷ đồng; dư nợ cho vay của các chi nhánh NHTM, NHCSXH và QTDND đạt 24.179 tỷ đồng. Ước đến 31/8/2020, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 25.113 tỷ đồng, tăng 4,51% so với 31/12/2019. 

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được thực hiện kịp thời. Dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến 13/8/2020 là 4.495 tỷ đồng, chiếm 18,5% tổng dư nợ; trong đó, doanh nghiệp và HTX là 3.203 tỷ đồng; cá nhân là 1.292 tỷ đồng. Các chi nhánh ngân hàng và các QTDND đã tháo gỡ khó khăn cho 21.861 khách hàng. Cụ thể, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 1.029 khách hàng với dư nợ 955 tỷ đồng. 

Doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay là 3.365 tỷ đồng đối với 13.563 khách hàng. Giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ cũ phát sinh trước ngày 23/01/2020 (dư nợ hiện hữu) từ 0,2% đến 2,5%/năm cho 7.269 khách hàng, dư nợ được giảm lãi là 4.784 tỷ đồng tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của khách hàng và khả năng tài chính của từng chi nhánh ngân hàng, QTDND. 

Đối với gói cho vay hỗ trợ người sử dụng lao động tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện rất chặt chẽ và đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có người sử dụng lao động đáp ứng đủ điều kiện để được UBND tỉnh phê duyệt; do đó, NHCSXH tỉnh chưa giải ngân cho vay. 

Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, các chi nhánh ngân hàng và các QTDND đã tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại nợ đối với toàn bộ các khoản cấp tín dụng. Trên cơ sở đó, đã thực hiện hạch toán, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định; tích cực dùng nhiều biện pháp để xử lý và thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh NHTM, NHCSXH và QTDND đến 31/7/2020 chiếm 0,52% tổng dư nợ. Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn và thanh toán của khách hàng được bảo đảm. Dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ đến 31/8/2020 ước đạt 9.410 tỷ đồng, dư nợ cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến 31/8/2020 ước đạt 8.050 tỷ đồng, dư nợ 14 chương trình tín dụng chính sách đến 31/7/2020 đạt 3.241 tỷ đồng. 

Trong đó, dư nợ các chương trình: cho vay hộ nghèo đạt 1.183 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo là 447 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm đạt 142 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 296 tỷ đồng; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường đạt 334 tỷ đồng...). Ước đến 31/8/2020, dư nợ đạt 3.260 tỷ đồng tăng 6,85%, góp phần triển khai thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2020. 
Quang Thiều

Tags Yên Bái nhu cầu vốn sản xuất tín dụng quỹ tín dụng nhân dân

Các tin khác
Mô hình nuôi gà của gia đình anh Hoàng Hữu Cừ (đứng giữa) ở thôn Bản Nả mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là xã vùng 2 của huyện Trấn Yên, có 86% đồng bào Tày, Đảng bộ xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên hiện có 158 đảng viên, sinh hoạt tại 8 chi bộ. Với đặc thù xã thuần nông, ngay từ đầu năm, Đảng bộ xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế và đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Giá thịt lợn giảm do nguồn cung lợn thịt trên thị trường đã ổn định.

Trong những ngày qua, giá thịt lợn hơi tại hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều tiếp tục giảm.

Cao Phạ chọn trồng lúa nếp tan theo hướng hàng hóa là hướng đi mới của đồng bào Thái nơi đây.

Ông Phạm Minh Sương - Quyền Tổng giám đốc Mai Linh.

Mai Linh vừa miễn nhiệm Tổng giám đốc người Australia sau bảy tháng tại vị và thay bằng Phó tổng giám đốc thường trực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục