Bộ Công Thương ban hành Thông tư 22/TT-BCT ngày 09/9/2020 Quy định về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
|
|
Theo đó, khi ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện. Cụ thể như sau:
- Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày.
- Khi xảy ra các trường hợp phải ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp, bên bán điện cũng phải thông báo cho bên mua điện theo hình thức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện trong thời hạn 24 giờ từ thời điểm thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.
- Khi bên mua điện có các hành vi trộm cắp điện thì bên bán điện ngừng cấp điện ngay sau khi Biên bản vi phạm hành chính được lập… Đặc biệt, chỉ cấp điện lại khi bên vi phạm đã khắc phục hậu quả, thanh toán đầy đủ tiền điện, tiền lãi của khoản tiền điện chậm trả (nếu có)…
Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải gồm: Lý do, thời gian bắt đầu và thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc đảm bảo mức cung cấp điện bình thường… và được thực hiện bằng một trong các hình thức: Văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn, thư điện tử…
Bên bán điện được ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong trường hợp có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua; sự cố gây mất an toàn cho người và lưới điện; Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện; có sự kiện bất khả kháng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30/10/2020.
Theo qui định của Bộ Luật Hình sự, trường hợp người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện mà cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 199 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với mức phạt tù cao nhất lên tới 07 năm.
(Theo VOV)
Những năm qua, tỉnh đã chủ động mở rộng, tìm kiếm đối tác với phương châm "Địa phương là chủ thể của các quan hệ quốc tế” nhằm phát huy nội lực, tăng cường ngoại lực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 2020, kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài cần giải ngân của tỉnh là 1.196.803 triệu đồng. Đến hết tháng 8, tổng giá trị giải ngân vốn nước ngoài mới bằng 30,5% kế hoạch vốn giao, đạt 365.081 triệu đồng.
Sau hơn 1 năm triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Yên Bái đã có 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao, trong đó có 10 sản phẩm đạt 3 sao trong 8 tháng năm 2020.
Theo Bộ Tài chính, Báo cáo của KBNN Yên Bái cho thấy, từ ngày 01/1/2020 đến 24/8/2020, tổng thu ngân sách nhà nước qua kho bạc là 13.565 tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước qua kho bạc là hơn 15.948 tỷ đồng…