Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/9/2020 | 4:29:18 PM

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Chỉ thị 13 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu là cung cấp, phân phối đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, thuỷ sản, rau quả, đồ uống với chất lượng ngày càng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần bảo đảm nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản và lưu thông nhằm nâng cao chất lượng chế biến lương thực, thực phẩm; giảm giá thành, đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm chế biến để người dân có thể tiếp cận đủ dinh dưỡng với giá thành phù hợp...

Chỉ thị cũng đề ra mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trường nhằm giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, gắn bó bền vững với nông nghiệp.

Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại; thực hiện tốt công tác bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu; tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông, phân phối và tiếp cận hàng hóa lương thực, thực phẩm của người dân trong mọi tình huống, nhất là các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Cục Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Chỉ thị nêu rõ, Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực phát triển, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng thị hiếu của thị trường, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, tiếp cận với các sản phẩm lương thực, thực phẩm chế biến.

(Theo VTV)

Các tin khác

Theo Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã cắt giảm dự toán chi cho hội nghị, công tác phí và tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại trong những tháng cuối năm 2020, với tổng kinh phí đã báo cáo về bộ đến thời điểm này khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng.

Giá vàng tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần. (Ảnh minh họa

Đầu phiên giao dịch ngày 14/9, giá vàng trong nước ổn định, giữ nguyên không đổi, trong khi giá vàng thế giới tăng 5,4 USD/oz.

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Mù Cang Chải trao nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên nghèo, góp phần tích cực trong giảm nghèo chung của huyện.

Dự kiến đủ điều kiện thoát nghèo 7 tháng đầu năm 2020 là 407/747 hộ, đạt 54,48% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 65,43% chỉ tiêu giao tại Kế hoạch 170 của Tỉnh ủy.

Dây chuyền sản xuất sản phẩm thiết bị đầu cuối của VNPT Technology.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời về những khó khăn, thách thức và giải pháp của Bộ về tái cơ cấu trong sản xuất công nghiệp để lĩnh vực này tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục