Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109 quy định chi tiết trình tự, thủ tục về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
|
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
|
Theo Nghị định, Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 10 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, chậm nhất đến ngày 20/12.
Nghị định quy định đối với một số trường hợp cụ thể. Theo đó, người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đã kê khai.
Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp ô tô thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định chi tiết trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2020.
Bộ Tài chính ước tính, việc thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt này sẽ làm số thu ngân sách nhà nước của các tháng đó giảm khoảng 2.200 tỷ đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, số thu ngân sách nhà nước của cả năm 2020 sẽ không giảm do doanh nghiệp phải thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước trước ngày 20/12/2020.
(Theo VTV)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh và sự kiện y tế khẩn cấp.
Các cấp, các ngành thực hiện đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, tính toán hợp lý cơ cấu nguồn lực ngân sách trung ương và địa phương, bảo đảm ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành 47 quyết định xử phạt 35 doanh nghiệp và 12 bệnh viện với tổng số tiền hơn 16,3 tỷ đồng.
Sáng 15-9, giá vàng trong nước tăng 100.000-150.000 đồng/lượng ở chiều bán trong bối cảnh giá kim loại quý thế giới đi lên. Chênh lệch giá mua vào - bán ra phổ biến ở mức 330.000-550.000 đồng.