Yên Bái phát triển thế mạnh cây ăn quả

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/10/2020 | 7:42:56 AM

YênBái - Theo ngành nông nghiệp, hết tháng 8/2020, diện tích cây ăn quả của tỉnh Yên Bái đạt trên 9.000 ha, tăng trên 2.500 ha so với năm 2015.

Huyện Trấn Yên xây dựng và phát triển vùng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.
Huyện Trấn Yên xây dựng và phát triển vùng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Các nhà vườn làm đến đâu chắc đến đó; đặc biệt, các giống cây ăn quả đặc sản theo lợi thế vùng miền đã được quan tâm đầu tư phát triển mạnh như: bưởi Đại Minh (Yên Bình), cam CS1, V2, bưởi Diễn, quýt Đường canh (Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên...). 

Sản lượng quả các loại đạt trên 42.970 tấn, tăng 12.770 tấn so với năm 2015; giá trị sản xuất đạt trên 300 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng trân trọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhưng bên cạnh đó, phải nói đến sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, ngành nông nghiệp đã xác định phát triển các vùng cây ăn quả ở những nơi có lợi thế, nhất là cây ăn quả có múi. 

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã có Đề án "Phát triển cây ăn quả giai đoạn 2016 - 2020” để khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu sản xuất cây ăn quả có múi với quy mô diện tích, sản lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường. Khuyến khích và triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, nhất là ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả có múi được người dân quan tâm, áp dụng trồng thay thế giống cũ bằng các giống tiến bộ kỹ thuật có giá trị kinh tế cao. 

Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng chế phẩm sinh học Emina phun cho cây ăn quả... Qua đó, từng bước xây dựng, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm cây ăn quả có múi như: nhãn hiệu tập thể cam Văn Chấn, cam sành Lục Yên, hồng chùm không hạt Lục Yên và nhãn hiệu chứng nhận bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình... Xây dựng các gia trại, trang trại cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... 

Hơn nữa, các địa phương đã thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả có múi tập trung theo hướng hàng hóa và thế mạnh của địa phương như vùng cam, quýt, bưởi đạt trên 5.000 ha (Trấn Yên 731 ha, Văn Chấn 2.057 ha, Yên Bình 1.232 ha, Lục Yên 872, Văn Yên 148 ha); sản lượng quả cây có múi năm 2020 ước đạt trên 33.000 tấn/năm. 

Cùng đó, thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả đặc sản bưởi Đại Minh và cam sành Lục Yên, hiện đã phát triển vùng bưởi Đại Minh trên 720 ha, tập trung tại xã Đại Minh và Hán Đà, huyện Yên Bình; sản lượng bình quân ước đạt 15.000 tấn/năm, giá trị ước đạt 250 tỷ đồng. Vùng cam sành Lục Yên có diện tích trên 405 ha, tập trung tại các xã: Mường Lai, Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Minh Xuân và thị trấn Yên Thế; sản lượng bình quân ước đạt 3.200 tấn/năm, giá trị ước đạt 25 tỷ đồng. 

Có thể nói, với sự chỉ đạo sát sao của các địa phương, sự cần cù, năng động của nông dân đã, đang xây dựng phát triển vùng cây ăn quả ngày một lớn về diện tích, hiệu quả kinh tế cao, ổn định so với nhiều loại cây trồng khác. Điển hình như 1 ha trồng bưởi sau 5 năm cho thu hoạch đạt 150 triệu đồng/ha và khi cây trưởng thành cho thu trên 400 triệu đồng/ha. Từ một vùng quê nghèo, nay mỗi năm huyện Yên Bình có nguồn thu trên 250 tỷ đồng từ bưởi. 

Bên cạnh đó, tỉnh đã, đang phát triển mạnh vùng cây sơn tra với diện tích trên 9.200 ha, sản lượng thu hoạch năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2019 đạt trên 5.000 tấn và dự kiến 2020 sẽ đạt 5.500 tấn, thu về trên dưới 30 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào xóa đói nghèo, xây dựng nông thôn mới ở vùng cao. 

Những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chuyển dịch mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, theo kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường. Phát huy hiệu quả lợi thế, sự đa dạng các vùng sinh thái để phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đi đôi với phát triển các sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP… nhằm nâng cao giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Trồng và phát triển ổn định trên dưới 10.000 ha cây ăn quả, sản lượng đạt trên 65.000 - 70.000 tấn, giá trị đạt trên 500 tỷ đồng.
Thanh Phúc

Tags Yên Bái phát triển kinh tế cây ăn quả thoát nghèo bền vững

Các tin khác
Ngô đồi là nông sản chủ lực nâng tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện Trạm Tấu.

Đó là 30 chỉ tiêu cụ thể trong lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh theo Kế hoạch Huyện ủy Trạm Tấu đề ra để thực hiện Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy.

Các đồng chí: Tạ Văn Long- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ngô Hạnh Phúc- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu tham quan hệ thống vận hành Nhà máy thủy điện Pá Hu

Sáng 4/10 tại tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển Trường Thành đã tổ chức lễ mừng đóng điện thành công nhà máy thủy điện Pá Hu.

Quang cảnh phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030.

Chiến lược xác định 3 trụ cột phát triển và 7 nội dung chính, tập trung ở khuôn khổ pháp lý, hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán, hợp tác quốc tế...

Hai cửa xả nước đập thủy điện Hồ Thác Bà.

Để đảm bảo an toàn hồ đập, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà đã tiến hành xả lũ do lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về hồ chứa thủy điện Thác Bà tăng nhanh cộng với mưa to khiến mực nước hồ tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục