Lục Yên khai thác tiềm năng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Cập nhật: Thứ ba, 6/10/2020 | 3:13:30 PM
YênBái - Là địa phương có lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là đá hoa trắng, Lục Yên đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp chế biến, khai thác đá, làm tranh đá phát triển.
Dây chuyền sản xuất đá xẻ công nghệ hiện đại của Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam, tại tổ 15, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. Các phiến đá khối xẻ ra các sản phẩm đá ốp lát, đá điêu khắc, mỹ nghệ, sang các nước Ấn Độ, Italia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Cùng đó, Công ty xuất đá phế liệu cho Công ty Canxi Cacbonat sản xuất bột đá. Đi vào hoạt động từ năm 2006, đến nay hàng năm Công ty đã khai thác, chế biến gần 400 nghìn m2 đá các loại, mang lại tổng doanh thu trên 560 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước 136 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho gần 600 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Dây chuyền sản xuất đá xẻ công nghệ hiện đại của Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam, tại tổ 15, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.
Bắt đầu hoạt động năm 2012, Công ty cổ phần khai khoáng Thanh Sơn chuyên khai thác đá hoa trắng cùng ở thị trấn Yên Thế cũng luôn đổi mới công nghệ, máy móc phục vụ hoạt động khai thác, chế biến đá với 1 dây chuyền tự động và 1 dây chuyền bán tự động được đưa vào sản xuất, tận dụng tối đa nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm đá xẻ nhiều kích cỡ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Với sản lượng hàng năm khoảng 92 nghìn m2 đá xẻ và 8 nghìn m3 đá khối, Công ty đạt tổng doanh thu 137 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 180 công nhân địa phương mức lương 4,5 - 7 triệu đồng/tháng.
Là địa phương có lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là đá hoa trắng, Lục Yên đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp chế biến, khai thác đá phát triển, điển hình như 2 doanh nghiệp nêu trên.
Vì vậy, 9 tháng đầu năm 2020, dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Lục Yên vẫn đạt trên 762 tỷ đồng. Năm 2020 ước đạt 1.940 tỷ đồng, vượt 7,8% mục tiêu nghị quyết, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 13,68%/năm. Đây là tiền đề để Lục Yên tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương đến năm 2025 đạt 4.500 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2020.
Minh Huyền - Đức Toàn
Tags Lục Yên khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Các tin khác
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, chàng trai người Dao Đặng Văn Tân đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sơn hiệu quả bậc nhất ở Văn Chấn.
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh tập trung thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một trong số đó là đột phá về đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông (HTGT).
Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện Lục Yên đạt gần 15 nghìn ha, tổng sản lượng ước đạt trên 59.297 tấn, bằng 102,9% chỉ tiêu kế hoạch giao.
Trong 9 tháng năm 2020, tỉnh Yên Bái đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 56 dự án, với tổng vốn đăng ký 4.414 tỷ đồng (tăng 24 dự án so với cùng kỳ).