Tưởng như khó khăn, nhưng là tiềm năng vô cùng lớn

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/10/2020 | 7:59:39 AM

YênBái - Nguyên là một lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh - ông đã trao đổi và trò chuyện cởi mở, sôi nổi về nguyện vọng, mong muốn của bản thân mình nhân dịp diễn ra Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông bày tỏ mong muốn tỉnh tiếp tục chú trọng phát triển hơn nữa kinh tế hàng hóa nông thôn.

Suối khoáng nóng Trạm Tấu là tiềm năng du lịch trong tương lai. (Ảnh: Thanh Miền)
Suối khoáng nóng Trạm Tấu là tiềm năng du lịch trong tương lai. (Ảnh: Thanh Miền)

Đây chính là cơ sở quan trọng để giữ vững, giữ bền thành quả xây dựng nông thôn mới của nhiệm kỳ vừa qua với thật nhiều nỗ lực, quyết tâm. Một trong những yếu tố phát triển kinh tế bền vững là phải có quy hoạch kinh tế vùng miền khoa học, hợp lý, đất nào cây nấy, vùng nào con nấy. 

Nêu ví dụ ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, vốn có rất nhiều khó khăn nhưng nhờ đi đúng hướng nên mô hình trồng cây thảo quả, cây sơn tra đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Mông địa phương. Hay như việc chuyển đổi những giống cây trồng mới phù hợp với đất đai, khí hậu như cây lê Tai Nung (Đài Loan), hồng giòn MC1 (Nhật Bản) cũng đã bước đầu cho tín hiệu đáng mừng. 

Điều ông muốn nói trong câu chuyện này là nếu không có sự hỗ trợ, giúp sức của Nhà nước, đồng bào sẽ khó có thể làm được. Đặt ra một câu hỏi và ông cũng tự trả lời luôn rằng, Mù Cang Chải hoàn toàn có thể phát huy lợi thế về điều kiện thời tiết để đẩy mạnh sản xuất các loại rau vụ đông như: bắp cải, su hào, súp lơ… 

Suy nghĩ đó của ông trùng khớp với quan điểm của một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Trong một cuộc hội thảo về phát triển sản xuất của ngành nông nghiệp, đồng chí đã nêu vấn đề lãnh đạo các địa phương phải xác định rõ lợi thế vùng miền để phát huy, để tìm ra hướng đi phù hợp và hiệu quả, mang lại thu nhập cho người dân. Đồng chí đưa ra ví dụ như Mù Cang Chải, đồng bào nơi đây vẫn hàng ngày phải mua rau xanh từ vùng thấp đưa lên. 

Cho rằng đây là một nghịch lý bởi theo đồng chí, điều kiện khí hậu của huyện được coi như khắc nghiệt với thời tiết lạnh hơn các địa phương khác trong toàn tỉnh nhưng cũng lại có thể coi là lợi thế để phát triển các loại rau vụ đông, các loại cây trồng, cây ăn quả ôn đới. Liệu có thể biến khó khăn này thành lợi thế hay không, đồng chí khẳng định hoàn toàn có thể. 

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh về việc Yên Bái cần "Tận dụng lợi thế hạ tầng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc để phát triển du lịch; tạo nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách, gắn với bảo đảm môi trường phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp, trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc”.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chỉ rõ, cách đây 10 năm, khi nhắc tới Mù Cang Chải, người ta nghĩ ngay tới vùng cao, vùng sâu rất khó khăn. Nay đã khác xưa, tiềm năng địa lý, tiềm năng văn hóa các dân tộc đã được khơi dậy và phát huy. Những địa danh ruộng bậc thang, đồi mâm xôi, La Pán Tẩn… là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã thay đổi, được cải thiện rõ nét. 

Đồng chí Trần Quốc Vượng nêu vấn đề: "Chúng tôi nói điểm đó để thấy rằng, tưởng như khó khăn nhưng trong đó là tiềm năng vô cùng lớn. Trạm Tấu tôi nghĩ cũng như vậy, có tiềm năng khác với Mù Cang Chải. Quan trọng là chúng ta có khơi dậy được nó không”. 

Khơi dậy được tiềm năng vô cùng lớn ẩn trong khó khăn, cần có sự hỗ trợ, giúp sức của Nhà nước và các cấp, các ngành liên quan phải quan tâm xây dựng cho được những giải pháp khoa học và đồng bộ.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Đường về Tà Xi Láng đã được bê tông hóa

Hiện, xã thành lập được 7 tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; trong đó, giới thiệu về một số sản phẩm nông - lâm nghiệp với du khách, tư thương như: quả sơn tra, gạo nếp cẩm, ngô hàng hóa, lợn bản địa, gà đen…

Quầy giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Yên Bái luôn đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các thành phần kinh tế.

Hiện tại, mạng lưới hoạt động ngân hàng đã được mở rộng đến các xã, phường với các loại hình: ngân hàng thương mại Nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).

Hội viên Hội Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch khoai tím đưa ra thị trường tiêu thụ.

Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, những năm qua, Hội Nông dân huyện Lục Yên đã đẩy mạnh Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng”. Đặc biệt, thông qua các chương trình hỗ trợ đã giúp nhiều hộ hội viên thoát nghèo bền vững.

Tính đến ngày 19/10, các chi nhánh ngân hàng trong tỉnh đã tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho 21.872 khách hàng, trong đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 1.020 khách hàng với dư nợ 951 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục