Công nghiệp Văn Chấn tăng tốc

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/11/2020 | 1:56:53 PM

YênBái - Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi sản lượng, giá trị của một số lĩnh vực sản xuất bị sụt giảm, nhưng với quyết tâm đưa sản xuất công nghiệp “về đích” như kế hoạch, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu sản xuất và xúc tiến tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu…

Lãnh đạo xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Lãnh đạo xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần Năng lượng sạch Á Châu, xã Đại Lịch gặp khó khăn do thị trường của sản phẩm ván bóc gần như "đóng băng”. Trong 7 tháng năm 2020, Công ty phải cắt giảm lao động, giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng. 

Ông Phạm Thanh Lâm - Giám đốc Công ty cho biết: "Các đơn hàng gần như bị tê liệt dẫn đến sản lượng sản xuất bình quân mỗi tháng chỉ bằng 20% so với năm trước. Tuy nhiên, dự kiến 2 tháng cuối năm, thị trường sẽ khởi sắc, Công ty sẽ tăng ca sản xuất để cung ứng đủ cho các đơn hàng”. 

Theo thống kê, dự ước sản lượng ván bóc năm 2020 của các cơ sở sản xuất trên toàn huyện Văn Chấn chỉ đạt 20.000 m3, bằng 84,39% kế hoạch năm. Các doanh nghiệp chè cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là sản phẩm chè đen, dự ước chỉ đạt 95,92% kế hoạch. 

Ông Nguyễn Ngọc Thận - Giám đốc Hợp tác xã Chè Tân Thịnh cho biết: "Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng chè đều không thể xuất sang các thị trường quen thuộc như Nga, Pakistan do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả cũng thấp hơn so với trước, Hợp tác xã chỉ duy trì khoảng 70% sản lượng/tháng so với cùng kỳ”.  

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2020 ước đạt 988,831 tỷ đồng, bằng 88,27% kế hoạch năm. Một số sản phẩm đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất là chè chế biến đạt 16.300 tấn, ván bóc đạt 20.200 m3, đá các loại 247.800 đạt m3, gạch các loại 16,8 triệu viên… Trong khi đó, quặng sắt mới đạt 45.000/138.000 tấn, đá xây dựng đạt 250.000/280.000 m3, gạch 20/23 triệu viên… 

Bà Hoàng Thị Lý - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết, những tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sản xuất chè, chế biến gỗ rừng trồng, khai thác chì, kẽm không sản xuất được nên sản lượng giảm và hàng tồn kho lớn. Bên cạnh đó, do 7 tháng đầu năm lượng mưa thấp hơn nên sản lượng điện của các nhà máy thủy điện giảm. Ngoài ra, Nhà máy Chế biến quặng sắt Làng Mỵ tiếp tục dừng hoạt động đến hết năm theo quyết định của UBND tỉnh nên sản lượng quặng sắt giảm khoảng 90.000 tấn so với dự kiến”.

 Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng quyết tâm của huyện là sẽ phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, tập trung vào các ngành, lĩnh vực công nghiệp thế mạnh để hoàn thành kế hoạch 1.299 tỷ đồng trong năm 2020. 

Theo đó, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động nắm bắt, thu thập thông tin về tình hình hoạt động các doanh nghiệp để tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đến đối tác trong và ngoài tỉnh, giúp doanh nghiệp trên địa bàn chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; tiếp tục triển khai đúng, đủ các chính sách hõ trợ đầu tư về khuyến công, khoa học công nghệ hiện đối với các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn... 

Cụ thể, với lĩnh vực sản xuất, chế biến chè, lãnh đạo huyện tăng cường gặp gỡ, giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giúp toàn bộ các thủ tục liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; vận động các doanh nghiệp chè liên kết, bao tiêu sản phẩm chè búp tươi để đạt sản lượng theo kế hoạch; đề xuất hỗ trợ chính sách phát triển vùng nguyên liệu chè; hỗ trợ lãi suất vay vốn, giãn nộp thuế, bảo hiểm; tham gia các hội nghị kết nối cung cầu trong nước để tìm nguồn suất cho các sản phẩm.

Ngoài ra, để bù đắp sản lượng cho các sản phẩm bị thiếu hụt, huyện chủ trương đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá xây dựng và tăng cường hoạt động tại các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp… 

Hùng Cường

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức khởi công Dự án Nhà máy Cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và sản xuất, xuất khẩu Plywood; Nhà máy Sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu tại thôn Ngọn Ngòi, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên do Tập đoàn An Việt Phát làm chủ đầu tư.

Ông Mai Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng cho rằng, về sản xuất phát triển lâm nghiệp, cần tiếp cận kịp thời các giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng đưa vào trồng rừng, tiến tới thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có quy mô, hàm lượng chất xám và công nghệ cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn giống.

Nông dân huyện Văn Yên chăm sóc ngô đông.

Đến nay, huyện Văn Yên đã gieo trồng 1.750 ha ngô đông với cơ cấu 80 - 90% diện tích là ngô tẻ. Sau khi gieo trồng, nhân dân đã tập trung chăm sóc, tuân thủ các quy định sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bản Khe Loong 1 hiện có từ  150-200 cây chè Shan tuyết cổ thụ.

Bản Khe Loong 1, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên nằm ở độ cao gần 1.000 mét so với mực nước biển. Nơi đây trước kia từng là nơi sinh sống của đồng bào Dao, Mông của xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Người dân cần chủ động chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)

Trong tháng 10 năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 13 hộ, 9 thôn của 6 xã thuộc thành phố Yên Bái. Tổng số lợn mắc bệnh là 79 con, ngành chức năng đã tiêu hủy 120 con, trọng lượng tiêu hủy trên 9.105 kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục