Trong 7 tháng lập rào chắn, đơn vị thi công sẽ di chuyển, bảo vệ đối với 6 lộ cáp điện ngầm 220kV, 6 lộ cáp điện ngầm 110kV và 7 lộ cáp điện ngầm 22kV.
|
Hầm chui có kết cấu bê tông cốt thép, xây dựng trục thông theo hướng đường Lê Văn Lương.
|
Giai đoạn 1 của dự án hầm chui Lê Văn Lương-Vành đai 3 trị giá gần 700 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng trên 500 tỷ đồng được trích từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội, đã được triển khai, công trình ngầm nổi trong phạm vi dự án hiện đang được thi công gấp rút.
Ngay sau khi di chuyển cáp điện, trạm biến áp để cấp điện cho Trạm bơm thoát nước của hầm sẽ được xây dựng; cáp thông tin của 19 cơ quan đơn vị đi qua đây cũng sẽ được di dời an toàn; đường cấp nước trên tuyến (D800, D400, D200, D150, các tuyến ống dịch vụ đấu vào nhà dân) sẽ được triển khai theo đúng thiết kế.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố, dải phân cách giữa đoạn tuyến sẽ được xén bỏ, thay thế bằng bó vỉa cứng, vẫn đảm bảo phân tách hai hướng lưu thông và làn đường dành riêng cho xe buýt BRT.
Khu vực cắt xén dải phân cách sẽ phục vụ đào ngầm, di chuyển các lộ cáp điện lực; thời gian thi công giai đoạn rào chắn di động kéo dài 30 ngày, sau đó sẽ chuyển sang rào chắn cứng bằng tôn, mỗi bên dài 630m từ mép bó vỉa cứng kéo rộng ra 3m.
Trước đó, ngày 2/10, TP Hà Nội chính thức khởi công hầm chui nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Hầm chui có kết cấu bê tông cốt thép, xây dựng trục thông theo hướng đường Lê Văn Lương, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu hầm khoảng 475m. Mặt cắt ngang gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 7,75m, gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,5m/làn.
Sau khi hầm chui Lê Văn Lương được xây dựng, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, thay vì 8 làn xe như hiện nay. Hầm chui Lê Văn Lương -Vành đai 3 được kỳ vọng sẽ giải quyết xung đột giao thông tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, giảm ô nhiễm môi trường trong đô thị, từng bước hoàn chỉnh giao thông theo quy hoạch được duyệt. Dự án này được xây dựng dự kiến trong vòng 18 tháng.
(Theo VTV)
Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, Nà Hẩu là địa phương có diện tích rừng khá lớn, với trên 4.500 ha rừng tự nhiên sản xuất, gần 514 ha rừng trồng, trên 92 ha đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp.
Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca được thành lập tháng 8/2017. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, HTX không những đã tạo được công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở xã vùng cao của huyện Trấn Yên. HTX không thể hoạt động 1 mình mà có được kết quả như ngày hôm nay, đó là nhờ vào sự liên kết với các đơn vị khác để cùng nhau phát triển” - Giám đốc HTX - Hà Văn Lân khẳng định.
Chiều 21.11.2020, tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam chính thức ra mắt.
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10-2020, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 229,79 tỷ USD, tăng 5%, tương ứng tăng 10,85 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.