Sản xuất, kinh doanh chè ở Yên Bái: Cần đi sâu vào chế biến

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2020 | 7:42:13 AM

YênBái - Có những thời điểm sản xuất, kinh doanh chè trở thành một ngành chế biến quan trọng, có giá trị trên 400 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Vùng nguyên liệu chè Văn Chấn đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng cho chế biến.
Vùng nguyên liệu chè Văn Chấn đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng cho chế biến.

Tuy nhiên, sau nhiều thăng trầm thì nay diện tích, năng suất, sản lượng chè đang ngày một suy giảm. Nhiều diện tích chè già cỗi đã nhường chỗ cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Vậy, giải pháp nào để giữ và phát triển ngành chè thành lĩnh vực kinh tế chủ lực của địa phương?

Yên Bái là địa phương nằm trong tốp đầu cả nước về diện tích chè và có thời điểm lên tới trên 12.000 ha, sản lượng búp tươi đạt 90.000 tấn/năm và cũng có tới 115 nhà máy chế biến lớn nhỏ. Thế nhưng, đến năm 2017, diện tích giảm còn 8.695 ha. Thông tin mới nhất từ ngành nông nghiệp, hiện nay, diện tích chè hiện có trên 7.655 ha, giảm trên 3.500 ha so với năm 2015. 

Có nhiều nguyên nhân giảm diện tích, nhưng nguyên nhân chính là do nhiều năm gần đây giá chè tươi luôn ở mức thấp; do đó, người trồng chè không đầu tư chăm sóc nên năng suất giảm liên tục, nhiều vùng người dân đã tự chuyển đổi sang trồng các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả hoặc để chè hoang hóa. 

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đưa cây chè trở thành ngành kinh tế chủ lực, tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người trồng chè, doanh nghiệp chè cải tạo giống chè già cỗi bằng giống chè lai, chè nhập nội. 

Nhờ vậy, diện tích chè đã được cải tạo bằng các giống mới tăng đáng kể (giống chè trung du chiếm 38,4%, chè lai LDP1, LDP2 chiếm 33,4%; chè shan chiếm 21,9%; các giống chè nhập nội có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan như: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên chiếm 6,2%). 

Trong 10 tháng năm 2020, sản lượng thu hoạch chè búp tươi 70.712 tấn, bằng 95,6% kế hoạch, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã quy hoạch, hình thành rõ nét vùng chè sản xuất tập trung hàng hóa như: vùng chè đen xuất khẩu 5.000 ha gồm: Văn Chấn 2.885 ha, Trấn Yên 504 ha, Yên Bình 370 ha, thị xã Nghĩa Lộ 365 ha, còn lại ở thành phố Yên Bái và Văn Yên. 

Vùng sản xuất chè xanh 3.500 ha và vùng chè Shan hữu cơ 1.200 ha, tập trung ở các xã thượng huyện Văn Chấn và huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải với sản lượng búp đạt trên 1.800 tấn/năm, giá trị đạt trên 40 tỷ đồng. Định hướng cho phát triển đối với cây chè giai đoạn 2021 - 2030 ổn định ở 8.000 ha; trong đó, diện tích trồng chè Shan 2.400 ha, sản lượng búp tươi đến năm 2030 ổn định mức 75.000 tấn; chè chất lượng cao đạt 30.000 tấn. 

Cùng đó, tiếp tục trồng cải tạo, trồng thay thế diện tích chè già cỗi và áp dụng quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, R.A…; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến đáp ứng cho xuất khẩu.

Quan điểm và xác định của tỉnh, chè vẫn là cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo, làm giàu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì vậy, để giữ và đưa ngành chè phát triển, trong những năm tới, tỉnh tiếp tục tái cơ cấu ngành chè theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững. Một mặt, sắp xếp các cơ sở chế biến, đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh. 

Đồng thời, bảo vệ tốt diện tích chè hiện có, không để tình trạng chặt phá chè trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả trên diện tích đã quy hoạch trồng chè. Đối với diện tích đã quy hoạch phát triển chè đen, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết "4 nhà”, đặc biệt giữa chính quyền, doanh nghiệp và hộ nông dân trong trồng, bảo vệ và phát triển sản xuất chè. 

Cùng đó, tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn các hộ trồng chè áp dụng quy trình kỹ thuật đầu tư thâm canh chè, biện pháp phòng trừ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và các chứng nhận nông nghiệp khác theo yêu cầu sản xuất. Tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi, mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao tại các xã có lợi thế như: Suối Giàng (Văn Chấn), Bảo Hưng (Trấn Yên); Hán Đà (Yên Bình) để làm mô hình nhân rộng. 

Tiếp tục tái cơ cấu ngành chè, bà con nông dân cần tích cực đầu tư chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật, doanh nghiệp đầu tư dây chuyền, công nghệ tiên tiến đi vào chế biến sâu đạt tiêu chuẩn để tham gia vào thị trường lớn là những yếu tố quyết định cho sản xuất, kinh doanh chè thành công.

Thanh Phúc

Tags Yên Bái kinh doanh chè chế biến sâu vùng chè

Các tin khác
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Yên hướng dẫn nhân dân xã Đại Sơn làm đường ranh cản lửa phòng, chống cháy rừng mùa khô hanh.

Mùa khô hanh 2019 - 2020, Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và tập huấn nghiệp vụ PCCCR tại các xã với 250 lượt người tham dự; in ấn và cấp phát 2.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền PCCCR cho các chủ rừng trên địa bàn; ký cam kết BVR và PCCCR tới 3.000 hộ dân sống gần rừng.

Chế biến các sản phẩm từ quế của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung phát triển sản xuất các nhóm sản phẩm chủ lực gắn với phát triển các khu, cụm công nghiệp chế biến để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Diễn tập phòng chống cháy rừng ở huyện Yên Bình. (Ảnh minh họa).

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô hanh 2020 - 2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng ngày 25/11.

Sáng 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục