Tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2021

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/12/2020 | 2:20:07 PM

Đó là một trong những nội dung được nêu tại Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng ban hành về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Quyết định số 1950/QĐ-TTg nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành để tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2021 từ: Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; Tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2020 còn dư chuyển sang (nếu có); 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương sơ dự toán năm 2020; 50% nguồn tăng thu dự toán năm 2021 của ngân sách địa phương so dự toán năm 2020 để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2021 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.

Khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) để tính chi tạo nguồn cải cách tiền lương, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chỉ cụ thể, gồm: Thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính xác định và giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chỉ thường xuyên tăng thêm năm 2021 để tạo nguồn cải cách tiền lương cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định. Đồng thời, xác định số tăng thu ngân sách trung ương trình cấp có thẩm quyền, số tăng thu nguồn ngân sách từng địa phương, làm cơ sở để thông báo cho các địa phương triển khai thực hiện.

Theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương không cân đối được nguồn theo chế độ quy định để thực hiện các chính sách về tiền lương theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.

Các địa phương sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành.

Ngân sách trung tương hỗ trợ cho địa phương để đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách về tiền lương, an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo nguyên tắc hỗ trợ của giai đoạn 2017-2020 (bao gồm cả những địa phương đã cam kết đảm bảo nhu cầu cải cách tiền lương và chính sách an sinh xã hội đến hết năm 2020, nhưng dự toán năm 2021 thiếu nguồn).

Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2025, không đề nghị ngân sách trung trong hỗ trợ, thì được phép trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng nguồn làm lương còn dư này để đầu tư các dự án đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị quyết số 86/2019/QH14.

(Theo tapchitaichinh.vn)

Các tin khác
Nhân dân xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên xây dựng đường giao thông nông thôn. (Ảnh: Thủy Thanh)

Giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh đã huy động nguồn lực trên 50.000 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng.

Khách hàng giao dịch vàng miếng.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong 2 phiên gần đây. Đến sáng 3/12, thương hiệu SJC đã vượt qua mốc 55 triệu đồng mỗi lượng và nới rộng chênh lệch với thế giới.

Năm 2020, chuỗi cá hồ Thác Bà dự kiến khai thác được gần 200 tấn.

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2016 - 2020, thời gian qua, tỉnh ban hành nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển liên kết theo chuỗi (LKTC), tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững, chế biến sâu.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên).

Mục tiêu tỉnh đặt ra đến năm 2025 là tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 4,5%/năm; giá trị thu nhập bình quân trên diện tích đất canh tác nông nghiệp tập trung tăng lên 150 triệu đồng/ha; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 20,50% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục