Lục Yên cần xây dựng thương hiệu cho vùng cam

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/12/2020 | 7:43:45 AM

YênBái - Những năm gần đây, người trồng cam ở huyện Lục Yên cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ, có hộ thu về cả tỷ đồng. Tuy nhiên, năm nay, giá cam có dấu hiệu giảm mạnh.

Nông dân thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên thu hoạch cam.
Nông dân thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên thu hoạch cam.

Nguyên nhân 

Hiện đang là mùa thu hoạch rộ cam Vinh nhưng người trồng cam ở Lục Yên kém vui vì cam giảm giá mạnh. Đến thăm nhà anh Trần Văn Quyết ở thôn Sơn Hạ, xã Mai Sơn đúng lúc anh vừa thu hoạch cam bán cho thương lái. 

Anh Quyết trải lòng: năm 2016, gia đình anh phá bỏ vườn tạp để trồng cam và hiện có 100 gốc cam Vinh, hơn 100 gốc cam V2. Thời điểm này năm trước, thương lái đến vườn mua với giá 9.500 - 10.000 đồng/kg, nhưng năm nay chỉ trả 5.000 đồng/kg tại vườn. 

Lý giải việc giá cam giảm mạnh, theo anh Quyết, có lẽ do dòng cam này đã bão hòa. Cùng với đó do ảnh hưởng của dịch bệnh, lũ lụt miền Trung kéo dài nên việc tiêu thụ vào thị trường miền Trung, miền Nam cũng gặp khó khăn nên chủ yếu tiêu thụ tại chỗ. Tuy vậy, anh Quyết vẫn hy vọng vào hơn 100 gốc cam V2 còn lại, bởi đây là dòng cam ngọt thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành. Do là giống cam chín muộn, nên cam V2 luôn bán được giá cao, từ 30.000 - 40.000 đồng/kg tại vườn. 

Ông Âu Văn Tình - Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: toàn xã có khoảng 40 ha cam với 2 giống chủ lực là cam Vinh và V2, tập trung nhiều ở thôn Sơn Đông, còn lại nằm rải rác ở các thôn. Cây cam góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và trung bình mỗi cây cho thu trên 1 tạ quả, với giá như mọi năm sẽ thu về hơn 1 triệu đồng/cây. Tuy nhiên, năm nay, người trồng cam thất thu vì giá bán chỉ còn bằng một nửa.

Thị trấn Yên Thế được biết đến là vùng thâm canh cam có tiếng của huyện Lục Yên và cũng là địa phương tập trung tuyên truyền cho bà con đăng ký trồng cam theo hướng an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo đầu ra ổn định, giá thành cao. Đến nay, thị trấn cũng đã xây dựng được hơn 8 ha cây ăn quả có múi đăng ký theo tiêu chuẩn VietGAP và cả thị trấn có 44 ha cây ăn quả có múi, tập trung chủ yếu ở khu bãi Nước Ngập. 

Chúng tôi tìm đến bãi Nước Ngập đúng lúc nhiều hộ đang thu hoạch cam. Anh Nguyễn Hồng Kha - chủ một vườn cam cho hay: "Gia đình tôi có 500 gốc đủ các giống cam nhưng chủ lực vẫn là cam Vinh. Năm nay, thương lái đến tận vườn mua với giá từ 4.000 - 6.000 đồng/kg và nếu mang ra chợ bán cũng chỉ được 7.000 đồng/kg. Vì thế, vụ này ước tính gia đình chỉ thu được 60 - 70 triệu đồng, trừ chi phí phân bón, công chăm sóc thì phải bù lỗ không dưới 10 triệu đồng”.

Cần tập trung nâng cao chất lượng

Lục Yên từng nức tiếng với giống cam sành. Tuy nhiên, giống cam này bị thoái hóa, cho năng suất thấp và nhiều sâu bệnh. Gần chục năm trở lại đây, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật được áp dụng cùng với đầu tư thâm canh nên cam sành đang bắt đầu hồi sinh. Bên cạnh phục tráng giống cam sành, người dân cũng chuyển đổi giống cam cũ sang trồng các loại: cam Vinh, V2, CS1, cam Đường canh… cho quả mọng, sản lượng cao và chất lượng cũng tốt. 

Đặc biệt, thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi, từ năm 2016 đến nay, toàn huyện trồng mới được 384,76 ha; trong đó, chủ yếu là các giống: cam sành, cam Vinh, V2, CS1. Theo thống kê, toàn huyện hiện có khoảng 723 ha cam, tập trung nhiều ở các xã: Mường lai, Tân Lĩnh, Khánh Hòa, Yên Thắng, thị trấn Yên Thế…

Năm 2017, huyện được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Cam Lục Yên”; đây là điều kiện để cam Lục Yên vươn xa ra thị trường. Từ trồng cam, nhiều hộ kinh tế phất lên trông thấy và xuất hiện không ít chủ vườn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng; thậm chí từ 300 - 500 triệu đồng. 

Tuy nhiên, cây cam, cũng giống như nhiều cây ăn quả khác, gần đây có dấu hiệu giảm giá, cho dù đã phục tráng, xây dựng được một số giống cam có chất lượng tốt như cam sành, cam V2… Do chưa xây dựng được thương hiệu cho các loại cây ăn quả này, nên giá bán còn thấp. 

Đơn cử như giống cam Vinh, chất lượng không thua kém cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình nhưng giá trị bán ra chỉ bằng 1/4 giá của cam Cao Phong. Đấy là chưa kể do thấy có hiệu quả kinh tế, ở các tỉnh lân cận cũng phát triển ồ ạt cây ăn quả có múi dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. 

Ông Trần Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên cho biết: hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả ở Lục Yên cơ bản đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nếu như năm 2016, thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi, toàn huyện trồng mới được 138 ha thì đến năm 2020 các hộ đăng ký trồng hơn 24 ha. Do đó, thời gian tới, huyện duy trì diện tích cam hiện có, không mở rộng thêm mà tập trung chăm sóc nâng cao chất lượng cam, tập trung sản xuất theo hướng VietGAP để có đầu ra ổn định; đặc biệt là tập trung xây dựng thương hiệu cam Lục Yên để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Văn Thông

Tags Yên Bái thương hiệu cam cam Văn Chấn cam Lục Yên cam rớt giá

Các tin khác
Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu hướng dẫn người nộp thuế kê khai hóa đơn bán hàng.

Chỉ còn gần tháng nữa là kết thúc năm 2020, nhưng tình hình thu ngân sách (TNS) Nhà nước trên địa bàn Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu quản lý đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp cấp bách, mạnh mẽ hơn nữa mới hoàn thành kế hoạch.

Lãnh đạo xã Pá Hu kiểm tra công tác phòng chống đói rét cho gia súc tại thôn Tà Tàu.

Theo kinh nghiệm, khi bước vào vụ đông năm 2020, ông Giàng A Lồng, thôn Cang Dông, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã chủ động gia cố chuồng trại, đưa trâu bò về gần nhà nuôi nhốt và dự trữ thức ăn để phòng, chống đói, rét (PCĐR).

Trung Quốc đang đề nghị kiểm tra trực tuyến bảo đảm an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống COVID-19 của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

Trung Quốc đang đề nghị kiểm tra trực tuyến bảo đảm an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống COVID-19 của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

Sản phẩm OCOP Xịt massage Quốc Kỳ của Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo nên những đột phá mới trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần giúp người dân trên địa bàn tỉnh xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục