Đồng đất Văn Chấn khấm khá nhờ... "dâu xanh, kén vàng"!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/12/2020 | 1:52:27 PM

YênBái - Đồng đất Văn Chấn (Yên Bái) xưa nay vốn chỉ quen với đồng chè, ngô, lúa... thế nhưng giờ đây, nhiều nơi trên đồng đất ấy đã ngút xanh những cánh đồng dâu cao sản. "Dâu xanh, kén vàng" đang giúp người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Trồng dâu tại HTX Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.
Trồng dâu tại HTX Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.

Tại buổi lễ ra mắt Hợp tác xã (HTX) dịch vụ dâu tằm Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái hôm 9/12, ông Đinh Văn Mong, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Dịch vụ dâu tằm Sơn Thịnh cho biết, trước đây, người dân trên địa bàn chỉ chủ yếu trồng lúa, ngô, trồng rừng. Những năm gần đây, nhiều hộ đã chuyển đổi từ trồng lúa, ngô sang trồng dâu nuôi tằm, giá trị sản phẩm bình quân đạt từ 200- 250 triệu đồng/ha/năm cao hơn so với trồng lúa hoặc cây rau màu khác cao gấp 2,5-3 lần.

Sinh kế chủ lực giúp xóa nghèo

Bản thân ông Đinh Văn Mong là người tiên phong trồng dâu, nuôi tằm của tổ dân phố Thác Hoa ở thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn. Từng là Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Sơn Thịnh, được đi tham quan khá nhiều mô hình nên khi địa phương có chủ trương phát triển diện tích dâu tằm, ông Mong cùng một số hội viên Chi hội Nông dân tổ dân phố Thác Hoa ra tận xã Việt Thành học hỏi kinh nghiệm rồi đứng lên thành lập Hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm để cung ứng con giống, hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên và nông dân.

"Tôi thành lập Hợp tác xã với mục tiêu có nguồn giống tằm ổn định cung cấp cho bà con cũng như chủ động được nguồn giống chất lượng phục vụ gia đình, tránh việc khi dâu vào vụ thì không có tằm để nuôi, khi dâu quá vụ thì mới có tằm.

Đồng thời, Hợp tác xã thực hiện bao tiêu luôn sản phẩm cho bà con khu vực thị trấn Sơn Thịnh và những địa phương lân cận. Với sự giúp đỡ của Hội nông dân huyện và các ban ngành chuyên môn, HTX đã được Liên minh HTX tỉnh Yên Bái kết nạp làm thành viên. Đây là điều kiện tốt nhất để giúp bà con được tiếp cận với cơ chế chính sách của nhà nước, có tư cách pháp nhân để ký kết hợp đồng tiêu thụ với các đối tác bao tiêu sản phẩm”, ông Thịnh nói.

HTX dịch vụ dâu tằm Sơn Thịnh ra đời ban đầu với 7 thành viên sáng lập, diện tích trồng dâu 15 ha. Năm nay, các hộ xã viên của HTX cung cấp ra thị trường 10 tấn kén thành phẩm, với giá bán trung bình 110.000 đồng/kg. Hợp tác xã đề ra mục tiêu trong nhiều năm tới, sẽ thu hút hàng trăm hộ dân trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh tham gia vào HTX, cùng chuyển đổi đất trồng lúa, ngô sang trồng cây dâu nuôi tằm.

Hiện trên địa bàn có gần 100 ha đất nông nghiệp thích hợp với trồng và chăm sóc cây dâu tằm. HTX sẽ chủ động phát triển sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu cho việc chăn nuôi tằm lấy kén, cung ứng giống cây dâu, con giống tằm, đồng thời ký kết hợp đồng với các đối tác thu mua bao tiêu sản phẩm cho các hộ xã viên.

Theo ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, đến nay, trên địa bàn huyện có gần 70 ha dâu tằm. UBND huyện đã chỉ đạo thành lập 27 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm liên kết với Công ty cổ phần Dâu tằm Việt Nam ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Huyện Văn Chấn đã quy hoạch quỹ đất 246,7 ha cho trồng dâu nuôi tằm. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho nhân dân chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thiết lập các hợp tác xã

Sự ra đời của HTX Dịch vụ dâu tằm Sơn Thịnh là một trong những kết quả của Dự án: "Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình các làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái”.

TS. Hoàng Xuân Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Việt Nam (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - VAAS) cho hay, với sự tài trợ của Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện dự án "Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái 2020 – 2022".

 Dự án được triển khai tại xã Chấn Thịnh, xã Đồng Khê, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với quy mô 150ha và 500 hộ nông dân tham gia.

Mục tiêu dài hạn của dự án là hỗ trợ thiết lập làng trồng dâu nuôi tằm, trình diễn các tiến bộ kỹ thuật tốt nhất về trồng dâu nuôi tằm cũng như sản xuất tơ tằm để xây dựng một vùng nguyên liệu bền vững cho ngành dâu tằm tại Yên Bái góp phần tăng thu nhập của người nông dân. Dự án cũng hướng tới việc mở rộng diện tích trồng dâu từ 30 ha đạt tới 150 ha và sản xuất 187 tấn kén/năm (20,8 tấn tơ sống/năm)

Sau 3 năm thực hiện dự án tại huyện Văn Chấn, phổ biến kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hóa sản xuất dâu tằm tại các làng miền núi phía Bắc, dự án đã hỗ trợ chuyên gia, kỹ thuật, đào tạo đồng thời hỗ trợ xây dựng hợp tác xã và thiết lập mối liên kết với thị trường tiêu thụ kén tằm cho người trồng dâu nuôi tằm.

Những làng trồng dâu nuôi tằm này sẽ có vai trò như những mô hình mà sau đó có thể áp dụng cho những vùng khác trong tỉnh hoặc những tỉnh khác của cả nước.

Ngoài ra cũng tranh thủ nguồn vốn, trang thiết bị tài trợ của nước bạn để tiết kiệm nguồn ngân sách của quốc gia cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trồng dâu nuôi tằm.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất lụa tại Việt Nam sẽ có thêm nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, thông qua dự án chất lượng kén tằm được nâng cao, góp phần tăng chất lượng của sản phẩm dệt lụa. Kết quả đó cũng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm lụa Việt Nam.

(Theo Thời báo kinh tế)

Tags Văn Chấn dâu xanh kén vàng

Các tin khác
Giao dịch vàng tại doanh nghiệp.

Tại thời điểm 9 giờ 00 phút, giá vàng thế giới dao động quanh ngưỡng 1.838 USD/ounce, tăng 2 USD kéo theo giá vàng trong nước cũng tăng từ 80.000-200.000 đồng mỗi lượng.

Nhờ tiếp cận với các nguồn vay ưu đãi nên nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi đàn gia súc chính, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Trong thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải luôn chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm ủy thác triển khai tốt các nhiệm vụ như: Rà soát tổng hợp nhu cầu vay vốn, tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, nợ khoanh, thu lãi, thu tiết kiệm, kiểm tra đối chiếu vốn vay, tham gia giao dịch xã...Đồng thời, duy trì họp giao ban hàng tháng tại điểm giao dịch ở 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Việc làm thương hiệu và quảng bá cho gạo ST25 đang gặp trở ngại khi mất đi danh hiệu

Khi đã mất thứ hạng gạo ngon nhất cũng là lúc Việt Nam cần chiến lược bài bản hơn để tiếp thị gạo Việt Nam.

Người dân đến làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế tại Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Mù Cang Chải.

Chỉ còn 20 ngày nữa là kết thúc năm 2020, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch BHXH Việt Nam giao, thời điểm này vượt qua mọi khó khăn BHXH tỉnh đang chạy đua với thời gian.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục