Yên Bái phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/12/2020 | 7:51:04 AM

YênBái - Yên Bái có vùng rừng giáp ranh với 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và có địa giới hành chính giáp ranh gồm 28 huyện, 136 xã. Những vùng rừng giáp ranh, đều có tiềm năng đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật quý hiếm cần đặc biệt quan tâm bảo vệ.

Kiểm lâm huyện Lục Yên thường xuyên kiểm tra khu vực rừng giáp ranh.
Kiểm lâm huyện Lục Yên thường xuyên kiểm tra khu vực rừng giáp ranh.

Tổng diện tích đất có rừng vùng giáp ranh là 740.365 ha; trong đó, rừng tự nhiên 481.419,1 ha, rừng trồng  trên 273.817 ha. Những vùng rừng giáp ranh, đều có tiềm năng đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật quý hiếm cần đặc biệt quan tâm bảo vệ. 

Đây được xem là những lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong bảo vệ rừng. Theo đó, khó khăn lớn trong giữ rừng vùng giáp ranh là địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao. 

Đặc biệt, phần lớn dân cư vùng giáp ranh là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, canh tác chủ yếu là nương rẫy, dẫn đến các hoạt động xâm canh, xâm cư, trồng cây thảo quả, sa nhân tím… dưới tán rừng tự nhiên luôn là nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng, phá rừng và suy giảm đa dạng sinh học. 

Trước thực tế đó, những năm gần đây, lực lượng kiểm lâm Yên Bái đã chủ động phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng (BVR) của các tỉnh lân cận tăng cường tổ chức truy quét, phối hợp xử lý các vụ việc có liên quan. Ngoài chương trình ký kết với 6 tỉnh vùng giáp ranh, các hạt kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền các địa phương đồng cấp xây dựng, ký kết các kế hoạch riêng phù hợp với thực tế. 

Để hạn chế cháy rừng, ngay trước mùa khô hanh, kiểm lâm các tỉnh giáp ranh đã chủ động tham mưu với chính quyền địa phương kiện toàn 129 ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp; kiện toàn 129 tổ, đội xung kích phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và các tổ chuyên trách bảo vệ rừng ở 985 thôn, bản với 24.183 thành viên. 

Cùng đó, kiểm lâm Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm 6 tỉnh bạn triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR bằng nhiều hình thức phù hợp với tập quán của từng địa phương; vận động nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, không xâm canh, xâm cư trái pháp luật; không khai thác, chặt phá rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; không mở rộng diện tích trồng cây thảo quả trong rừng đặc dụng. 

Tính riêng 10 tháng năm 2020, khu vực giáp ranh 7 tỉnh đã tổ chức được 69 cuộc họp thôn, bản với 55.724 lượt người tham gia; tổ chức ký cam kết BVR và PCCCR ở 471 thôn, bản với 38.785 hộ; trao đổi thông thôn 735 lần. Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm khu vực giáp ranh đã phối hợp với chủ rừng, đơn vị liên quan và các lực lượng BVR của các xã tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng giáp ranh. 

Qua đó, đã phát hiện và xử lý 107 vụ vi phạm pháp luật về Luật Lâm nghiệp; trong đó, vận chuyển lâm sản 21 vụ; mua bán cất giữ lâm sản trái pháp luật 19 vụ; phá rừng 48 vụ khai thác rừng trái phép 10 vụ vi phạm về quy định phòng cháy 2 vụ; tịch thu 81,186 m3 gỗ các loại, thu giữ nhiều phương tiện, nộp ngân sách Nhà nước 563 triệu đồng. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực kiểm tra, xử lý nên nhiều khu vực rừng giáp ranh được bảo vệ tốt, tình trạng vi phạm lâm luật được hạn chế, các vụ cháy được khống chế kịp thời. 

Để công tác BVR giáp ranh đạt hiệu quả, thời gian tới, các địa phương trong vùng giáp ranh cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, BVR, quản lý lâm sản đến cộng đồng nhằm không ngừng nâng cao nhận thức cho nhân dân; tăng cường trao đổi thông tin, nắm bắt tin báo, tố giác các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, thông tin cảnh báo cháy rừng; đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng khai thác rừng. 

Quản lý chặt chẽ việc sử dụng rừng, xâm canh, xâm cư hoạt động phát, đốt dọn nương, đốt bãi chăn thả gia súc trên địa bàn giáp ranh; phối hợp rà soát các hộ trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên vùng giáp ranh; triển khai các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ người dân vào rừng để canh tác thảo quả, giảm thiểu nguy cơ xâm hại rừng. 

Để giải quyết tốt vấn đề này, tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý, BVR, PCCCR khu vực giáp ranh diễn ra mới đây, các đại biểu vùng giáp ranh đề nghị UBND các tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng các dự án phát triển cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng tự nhiên để từng bước thay thế cây thảo quả; tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp đối với địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thu hút các thành phần kinh tế, người dân tham gia trồng rừng nhằm tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống cho người dân vùng giáp ranh giảm áp lực vào rừng. 
Văn Thông

Tags Yên Bái rừng giáp ranh đất ngọc Lục Yên quế Văn Yên rừng Yên Bái Nà Hẩu

Các tin khác
Nông dân huyện Văn Chấn thu nhập cao từ nghề nuôi ba ba.

Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61 của tỉnh, HND tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) tỉnh Yên Bái và yêu cầu các huyện, thị, thành phố thành lập Quỹ.

Sản xuất gạch của Công ty sản xuất Vật liệu xây dựng Bảo Hưng đã giảm các tác động tiêu cực đến môi trường nhờ chuyển đổi từ lò nung liên tục kiểu đứng 5 cửa nung sang lò nung tuynel.

Huyện tập trung tái cơ cấu ngành công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm làm trọng tâm trên cơ sở đầu tư đồng bộ vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị, chế biến sâu...

Giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng đến hết ngày 30/6/2021. (Ảnh minh họa)

Đây là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dự thảo đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.

Ảnh minh họa.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ Tiêu chí phân loại để thực hiện rà soát, sắp xếp các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục