Hôm nay (5/1), khởi công giai đoạn 1 sân bay Long Thành

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/1/2021 | 7:47:58 AM

Dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 có công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Phối cảnh Nhà ga hành khách Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1
Phối cảnh Nhà ga hành khách Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1

Hôm nay (5/1), dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1 sẽ chính thức được khởi công thực hiện.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có 1 đường cất hạ cánh có chiều dài đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất 4.000m, chiều rộng 75m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại tàu bay hoạt động; 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm với tổng diện tích sàn 373.000m2; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là 109.111,7 tỷ đồng (tương đương 4.664,89 triệu USD). Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2020 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành khi hoàn thành sẽ đóng vai trò cảng trung chuyển hàng không trong nước và quốc tế. Tại đây sẽ là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay... cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Theo nghiên cứu của Hãng tư vấn Hansen Partnership (Australia) thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3 - 5% GDP cả nước.

Cơ cấu phục vụ hành khách của sân bay Long Thành dự kiến gồm 80% là khách quốc tế (bao gồm cả khách quá cảnh) và 20% khách quốc nội. Còn sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội.

Sân bay Long Thành được xây dựng đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là sân bay quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Đây là công trình xây dựng hạ tầng đặc biệt được Quốc hội thông qua cả chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi. Đây cũng là công trình nhận được sự quan tâm sâu sát của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các chỉ đạo quyết liệt để triển khai.

* Trước đó, khi dự án đối diện nguy cơ chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và công tác giải phóng mặt bằng, ngày 21/7/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp xuống Đồng Nai kiểm tra hiện trường dự án. Tại đây, người đứng đầu Chính phủ đã quyết liệt yêu cầu tỉnh Đồng Nai và các Bộ, ngành liên quan nêu rõ các vướng mắc để xử lý.

"Bây giờ có mặt bằng, thi công có chỉ định, có tiền bạc rồi thì phải làm thôi, làm nhanh hơn nữa để đưa người dân ra, không phải khó khăn gì đâu. Không thể cầu toàn mà một lúc đưa hàng nghìn người ra được mà phải lần lượt, người nào có liên quan thì ra trước nhận đất làm nhà trước. Cần phải thi công đồng thời với hạ tầng, đường điện, cây xanh, điện nước… phải đồng bộ", Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.

Người đứng đầu Chính phủ cũng kiên quyết yêu cầu "ai không làm thì đứng qua một bên, để những người khác làm, xử lý vấn đề mặt bằng cho dứt điểm".

(Theo VTV)

Các tin khác
Người dân đến Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Cùng với thực hiện tốt quản lý thu, tăng cường chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu còn đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các chính sách thuế mới cho người nộp thuế (NNT).

Với trên 78.000 ha quế, mỗi năm Yên Bái xuất khẩu đạt hàng chục triệu USD từ các sản phẩm quế.

Xác định Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là một cơ hội lớn để hàng hóa của Việt Nam nói chung và của Yên Bái nói riêng xuất khẩu vào thị trường khó tính này nhưng mang lại giá trị kinh tế cao, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Yên Bái đã cụ thể hóa xây dựng kế hoạch thực hiện các bước phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Người dân xã Hồng Ca tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Những năm qua, huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (GNBV) bằng việc phát huy tối đa nội lực của địa phương, triển khai hiệu quả các nguồn lực được đầu tư, liên kết cộng đồng trong công tác giảm nghèo...

Phiên giao dịch sáng nay 4/1, giá vàng SJC tăng vọt lên 56,4 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới tăng hơn 20 USD, lên 1.918,2 USD/ounce

Phiên giao dịch sáng nay 4/1, giá vàng SJC tăng vọt lên 56,4 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới tăng hơn 20 USD, lên 1.918,2 USD/ounce.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục