Thủ tướng bấm nút khởi công xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/1/2021 | 2:13:03 PM

Đây là dự án được kỳ vọng giúp giải quyết tình trạng quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và tăng năng lực vận chuyển hàng không cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, thu hút thêm đầu tư quốc tế vào TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công.

Sáng nay 5-1, tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành giai đoạn 1 – Dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong cảng hàng không).

Dự Lễ khởi công có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo bộ, ban ngành Trung ương cùng các đơn vị thực hiện dự án Cảng HKQT Long Thành.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Hạ tầng cơ sở giao thông và kết nối đóng vai trò như mạch máu trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, chỉ khi hạ tầng phát triển thì kinh tế mới có thể cất cánh. Dự án khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các đường bay trong nước và quốc tế, khắc phục tình trạng quá tải tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng trưởng của thị trường hàng không, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường khả năng bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Giai đoạn 1, sân bay Long Thành được đầu tư xây dựng 1 đường băng, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm
Dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 được chia làm 4 dự án thành phần. Giai đoạn 1, sân bay Long Thành được đầu tư xây dựng 1 đường băng, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Để đạt mục tiêu trên, trong giai đoạn 1, sân bay Long Thành được đầu tư đường băng dài 4.000m, rộng 75m cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động; xây dựng đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123m.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cam kết tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn; bảo đảm chất lượng công trình; bảo đảm tiến độ dự án; không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; hoàn thành và đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác trong năm 2025.

Thủ tướng bấm nút khởi công xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành ảnh 5
 
Dự kiến các đường bay quốc tế kết nối sân bay Long Thành. 

Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi 5.364,21 ha, trong đó xây dựng cảng hàng không 5.000ha, xây dựng 2 khu tái định cư 364,21 ha với mức đầu tư 22.856 tỷ đồng.
Đối với công tác tái định cư, UBND huyện Long Thành đã xét duyệt cho 413 hộ gia đình, cá nhân, đã giao đất và tổ chức bốc thăm cho 208 hộ gia đình, cá nhân. Đến nay, tại khu tái định cư Lộc An- Bình Sơn có 4 tuyến đường trục chính (N23, N39,D1 và D18), cơ bản hoàn thành việc thi công 2 lớp mặt đường bê tông; 12 khu và các gói thầu hệ thống điện, hệ thống cấp nước đang được khẩn trương thi công đảm bảo tiến độ.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán của 6/11 tiểu dự án gồm các trung tâm văn hóa, trường mầm non, trường tiểu học và trụ sở UBND xã.

Trong giai đoạn 2018- 2020, UBND tỉnh Đồng Nai được giao 18.195.000 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 7.427.238 triệu đồng, đạt 40,8%;  công tác triển khai dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành cơ bản đảm bảo tiến độ, kịp thời giao đất đợt 1 cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP khởi công Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1.

Cảng HKQT Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25-6-2015, với mục tiêu xây dựng Cảng HKQT Long Thành đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không đân dụng quốc tế (ICAO), là trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực với công suất 100 triệu hành khách/năm và 05 triệu tấn hàng hóa/năm.

Đến ngày 19-6-2017, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 38/2017/QH14 ngày 19-6-2017 về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần và Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24-11- 2017 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1487/ QĐ- TTg ngày 06-11-2018.

Ngày 11-11-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1777/QĐ-TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư khoảng 109.111 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025. Trong đó, Dự án thành phần 3 (Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do nhà đầu tư khai thác cảng thực hiện) được giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.
(Theo SGGP)

Các tin khác
Phối cảnh Nhà ga hành khách Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1

Dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 có công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Người dân đến Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Cùng với thực hiện tốt quản lý thu, tăng cường chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu còn đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các chính sách thuế mới cho người nộp thuế (NNT).

Với trên 78.000 ha quế, mỗi năm Yên Bái xuất khẩu đạt hàng chục triệu USD từ các sản phẩm quế.

Xác định Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là một cơ hội lớn để hàng hóa của Việt Nam nói chung và của Yên Bái nói riêng xuất khẩu vào thị trường khó tính này nhưng mang lại giá trị kinh tế cao, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Yên Bái đã cụ thể hóa xây dựng kế hoạch thực hiện các bước phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Người dân xã Hồng Ca tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Những năm qua, huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (GNBV) bằng việc phát huy tối đa nội lực của địa phương, triển khai hiệu quả các nguồn lực được đầu tư, liên kết cộng đồng trong công tác giảm nghèo...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục