Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên: Hiệu quả từ điểm giao dịch xã

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2021 | 1:50:53 PM

YênBái - Đúng ngày giao dịch hàng tháng, tại xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) cùng nhiều hộ dân đã tập trung đầy đủ tại hội trường nhà văn hóa xã. Người dân đều rất phấn khởi khi cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện về tận xã thực hiện các giao dịch.

Điểm giao dịch vay vốn chính sách tại xã Yên Thắng, huyện Lục Yên.
Điểm giao dịch vay vốn chính sách tại xã Yên Thắng, huyện Lục Yên.

Bà Hoàng Thị Hường ở thôn Làng Thọc chia sẻ: "Hôm nay, tôi được vay vốn hộ cận nghèo số tiền 50 triệu đồng. Gia đình tôi sẽ đầu tư vào chăn nuôi trâu. Tôi rất vui mừng vì được vay vốn ưu đãi và vui hơn nữa khi các thủ tục vay vốn, trả lãi, gốc đến hạn đều thực hiện nhanh gọn”. 

Xã Yên Thắng hiện có 14 tổ TK&VV, tổng dư nợ toàn xã đạt trên 20,1 tỷ đồng với trên 500 hộ được vay vốn. Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. 

Ông Trần Văn Tiệp - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng cho biết: "Xã đã bố trí vị trí thuận lợi cho Phòng Giao dịch NHCSXH huyện tổ chức dịch điểm giao dịch và treo công khai các loại bảng biển. Vào ngày giao dịch, Chủ tịch UBND, Trưởng ban Giảm nghèo xã, các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác cấp xã và các tổ TK&VV hàng tháng đều tổ chức giao ban với NHCSXH nhằm đánh giá những mặt đạt được và bàn bạc, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn ngay trong tháng. Không chỉ vậy, cán bộ NHCSXH còn tận tình hướng dẫn tổ trưởng, các hộ vay làm thủ tục vay vốn, trả nợ, trả lãi kịp thời, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thao tác nhanh, gọn”.

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên đang thực hiện các hoạt động giao dịch tại 24 điểm giao dịch xã, thị trấn. Các điểm giao dịch tại xã đều được niêm yết công khai đầy đủ thủ tục giải quyết công việc của NHCSXH; công khai dư nợ; thông báo chính sách tín dụng ưu đãi theo đúng quy định. 

Tham gia giao dịch, các cán bộ NHCSXH thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động vốn, triển khai các chính sách mới, giao ban với các đoàn thể, tổ TK&VV và họp với lãnh đạo xã giải quyết các trường hợp đặc biệt để tìm giải pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách. Hoạt động tại các điểm giao dịch được thực hiện nghiêm túc theo đúng ngày quy định trong tháng, kể cả ngày đó vào thứ Bảy hay Chủ nhật. 

Từ đầu năm tới nay, trên địa bàn huyện có 3.816 lượt khách hàng được giải ngân vốn tại các điểm giao dịch xã với số tiền hơn 151 tỷ đồng, đảm bảo đúng kế hoạch. Với mạng lưới điểm giao dịch xã rộng khắp cùng với hoạt động của 4 hội, đoàn thể nhận ủy thác và 352 tổ TK&VV, nguồn vốn được quản lý chặt chẽ. Tổng dư nợ của NHCSXH huyện đạt trên 536 tỷ đồng với 12.780 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. 

Ông Dương Quốc Tuấn – Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên nói: "Thông qua hoạt động của các điểm giao dịch xã, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên đã truyền tải vốn tín dụng chính sách đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách một cách nhanh nhất, giảm được chi phí đi lại cho người dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và làm quen với các dịch vụ ngân hàng; cung cấp dịch vụ tiết kiệm cho người dân ngay tại nơi cư trú. Từ đó, nhiều người dân trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Khắc Điệp

Tags Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên điểm giao dịch xã

Các tin khác
Nhiều năm qua, việc trồng lạc vụ xuân trên đất ruộng thiếu nước đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân nhiều xã.

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, đem lại hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra, lạc còn là cây cải tạo đất rất tốt, làm tăng năng suất cho các loại cây trồng vụ tiếp theo.

Anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải giới thiệu sản phẩm thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải.

UBND huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức Hội nghị trao quyền chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải” và xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Gà xương đen Mù Cang Chải”.

Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh viêm da nổi cục.

Từ giữa tháng 10/2020, tại Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò tại 13 xã thuộc 03 huyện của 02 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng với tổng số gia súc mắc bệnh là 232 con bò mắc bệnh, chết 19 con. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa phát hiện trường hợp trâu, bò nghi mắc bệnh.

Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn là nơi có nguồn gen và vùng lúa nếp tan đặc sản của Tây Bắc. (Ảnh: minh họa)

Thành tựu trên lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp ở Văn Chấn là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, nhìn rộng ra toàn tỉnh thì huyện Văn Chấn vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trong đó, phải kể tới mối liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân còn thiếu bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục