Giá thịt lợn tăng lên từng ngày

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/1/2021 | 8:09:21 AM

Gần đây, giá lợn hơi tại 3 miền tăng lên từng ngày. Theo người chăn nuôi, giá lợn tăng một phần do giá thức ăn chăn nuôi điều chỉnh tăng.

Khoảng hơn 10 ngày qua, giá lợn đã tăng tới 10.000 đồng/kg.
Khoảng hơn 10 ngày qua, giá lợn đã tăng tới 10.000 đồng/kg.

Theo ghi nhận, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi tiếp tục điểu chỉnh tăng hiện dao động trong khoảng từ 78.000 - 82.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi cũng ghi nhận biến động tăng nhẹ áp sát mốc 80.000 đồng/kg. Miền Nam giá có rẻ hơn một chút những cũng trong xu hướng đi lên.

Như vậy, chỉ khoảng hơn 10 ngày qua, giá lợn đã tăng tới 10.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tăng lên từng ngày, người tiêu dùng lo ngại nhưng theo lý giải của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc giá lợn tăng trong thời gian qua không có gì bất thường.

Giá lợn tăng nhưng không thiếu lợn 

Việc giá lợn tăng trong thời gian qua theo người chăn nuôi một phần do giá thức ăn chăn nuôi điều chỉnh tăng. Tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi ghi nhận chi phí mua nguyên liệu đầu vào tăng từ 35 - 45% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài yếu tố khách quan, hàng năm người chăn nuôi thường có động thái chờ giáp Tết mới bán lợn ra để được giá hơn.

Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: "Do nhu cầu ngày Tết tăng, người chăn nuôi bao giờ cũng để lùi lại dịp Tết bán, vì chắc chắn giá cao hơn. Nên hiện tượng người nuôi kéo dài để chờ Tết là có không phải không", ông Nguyễn Văn Trọng Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết.

Hiện giá lợn hơi đang có chiều hướng tăng trên 80.000 đồng/kg. Theo thương lái giá có thể tăng lên khoảng 4 giá nữa và sẽ đi ngang, khó có thể tăng nóng lên 100.000 đồng/kg như hồi quý II/2020.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giá lợn càng gần Tết sẽ càng tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tuy nhiên sẽ không có hiện tượng sốt giá, khan hàng như năm 2020. Dự kiến trong tháng Tết lượng thịt lợn được tiêu thụ khoảng 320.000 tấn.

Các trang trại, doanh nghiệp lên kế hoạch chuẩn bị hàng từ sớm

So với thời điểm Tết năm ngoái, Tết năm nay lượng lợn ra thị trường sẽ tăng khoảng 30%, tổng đàn lợn trên cả nước tính đến thời điểm này cũng đạt 89% so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi.

Từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch, người chăn nuôi, doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thịt lợn đã lên kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, sản phẩm cho Tết Tân Sửu.

Hiện đàn lợn của cả nước đạt 27,3 triệu con. Chỉ tính riêng 16 doanh nghiệp lớn, đàn lợn thịt đến nay đạt 5,4 triệu con, tăng tới 70% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi, đáp ứng 20% nhu cầu thịt của cả nước.

"Với tổng thể đàn lợn trên toàn quốc như trên và đặc biệt đàn lợn thịt của các doanh nghiệp đang chủ động sản xuất, về cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường vào dịp Tết", ông Nguyễn Văn Trọng Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói.

Với một số doanh nghiệp chế biến, họ phải tăng cường công suất 2 tổ hợp chế biến thịt, để đáp ứng sản lượng dự kiến cho Tết này tăng. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm mới cũng được các hệ thống bán lẻ chào bán vào dịp Tết.

Ngoài ra, đại diện các hệ thống các siêu thị, kênh phân phối lớn cho biết, đã lên kế hoạch đặt hàng mặt hàng thịt lợn với khối lượng tăng gấp đôi so với năm ngoái. Hiện lượng lợn thịt từ phía công ty cung cấp ra thị trường không có sự biến động bất thường.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, lệ phí cấp căn cước công dân được giảm 50% trong thời gian 6 tháng, từ 1/2021 đến hết tháng 6/2021.

Người dân ở thôn Pa Te đảm bảo dự trữ đủ rơm khô cho đàn vật nuôi tránh rét.

Là xã vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân ngoài sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào chăn nuôi, hàng năm, cấp ủy, chính quyền xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu luôn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho sản xuất.

Hợp tác xã Hoa hồng Nậm Khắt đã phát huy hiệu quả trong liên kết, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, huyện Mù Cang Chải đã và đang có nhiều giải pháp khuyến khích, thành lập, đẩy mạnh phát triển các HTX, tổ hợp tác nhằm thúc đẩy nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng bền vững.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải thu hái sơn tra. (Ảnh tư liệu)

Mục tiêu chung phấn đấu của "Đề án phát triển cây táo mèo (sơn tra) tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giai đoạn 2016 - 2020” là đến năm 2020 đạt 10.000 ha, bao gồm duy trì 3.820 ha hiện có, trồng mới 6.200 ha trên đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp và đất nương rẫy kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục