Cần tăng cường thông tin hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/1/2021 | 7:45:14 AM

YênBái - Trong một buổi hội thảo về hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) của ngành nông nghiệp với một địa phương được chọn làm điểm, có một vấn đề được các chủ thể OCOP chung mối quan tâm.

Khách hàng đến tham quan và mua sản phẩm OCOP tại điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP ở Lục Yên.
Khách hàng đến tham quan và mua sản phẩm OCOP tại điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP ở Lục Yên.

Đó là làm sao những thông tin liên quan đến Chương trình OCOP có thể đến được sâu rộng với các tầng lớp nhân dân, với cộng đồng cũng như bản thân các chủ thể sản phẩm OCOP có thể tiếp cận nhanh nhất với những thông tin mà họ cần. 

Để người dân có thể hiểu biết, có nhận thức đúng về sản phẩm OCOP cũng là một cách tuyên truyền, hướng họ quan tâm, lựa chọn, sử dụng sản phẩm nhiều hơn một cách tự giác, có chủ đích. Qua đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất tại các địa phương, xây dựng nông thôn mới đồng thời đẩy mạnh việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. 

Việc tuyên truyền phải giúp người dân hiểu rõ về Chương trình OCOP là gì, sản phẩm OCOP là như thế nào, chất lượng sản phẩm OCOP ra sao… 

Khi hiểu rõ chất lượng sản phẩm OCOP thì họ sẵn sàng và vui lòng với đồng tiền đã bỏ ra để mua được một sản phẩm thật sự có chất lượng như thế nào. 

Với người tiêu dùng, lựa chọn và quyết định mua một sản phẩm là một thói quen. Thói quen tiêu dùng này rất khó thay đổi. Bởi vậy,  thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực về chất lượng, giá trị một sản phẩm sẽ giúp họ cân nhắc, quyết định lựa chọn đúng đắn hơn. 

Về phía các chủ thể sản phẩm OCOP, điều họ mong muốn, quan tâm và thật sự cần là sự hỗ trợ về thông tin từ phía các ngành, cơ quan quản lý, chuyên môn, chức năng. Ngoài nguồn thông tin chính thống đó, ông  Phạm Văn Vinh - Giám đốc Chương trình Kỹ thuật Sinh kế, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tại buổi hội thảo này đã đưa ra gợi ý. 

Ông nói rằng không phải là ông tự nghĩ ra mà thấy có nơi đã làm hiệu quả. Đó là tỉnh và ngành nông nghiệp có thể tính toán mở một trang web hoặc một diễn đàn để hỗ trợ thông tin cho các chủ thể sản phẩm OCOP theo hướng đó. 

Không những các chủ thể sản phẩm OCOP có thể được tư vấn, hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời từ phía các cơ quan chức năng, chuyên môn, quản lý mà còn được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện chương trình. 

Trong thời đại công nghệ số, tiếp cận và làm chủ thông tin nhanh, sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và thỏa mãn nhu cầu thông tin của mọi người. 

Quyết tâm làm, làm quyết liệt để đưa được thông tin đến với các chủ thể sản phẩm OCOP và các tầng lớp nhân dân sẽ góp phần vào việc thực hiện thành công Chương trình OCOP đã đề ra định hướng đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái.

Ngoài hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm từ 0,5 - 2%/năm so với năm trước.

Người tiêu dùng chọn mua miến đao Giới Phiên tại Siêu thị Big C Hà Nội.

Sự "bắt tay” giữa nhà nông, nhà sản xuất với doanh nghiệp sẽ chắp cánh đưa sản phẩm nông sản chất lượng cao của tỉnh Yên Bái vào tiêu thụ tại hệ thống cửa hàng, siêu thị, giúp người tiêu dùng có những lựa chọn đa dạng, phong phú hơn.

Khu công nghiệp Minh Quân

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Minh Quân.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm gian hàng OCOP của Yên Bái.

Năm 2020 đã khép lại với rất nhiều thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nông nghiệp Yên Bái đã vượt lên một cách thần kỳ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục