Hơn 900 gia súc ở miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) bị chết

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/1/2021 | 7:57:59 AM

Rét đậm, rét hại tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế làm hơn 900 gia súc bị chết, trong đó, có hơn 500 con trâu bò, gần 378 con dê.

Rét đậm khiến nhiều gia súc ở huyên A Lưới bị chết.
Rét đậm khiến nhiều gia súc ở huyên A Lưới bị chết.

Trâu bò chết nhiều ở các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, Hồng Thủy. Từ giữa tháng 12/2020 đến nay, thời tiết tại huyện vùng cao A Lưới rét đậm rét hại liên tục, có ngày nhiệt độ xuống còn 6-7 độ C. Tập quán chăn nuôi nơi đây là thả rông, thiếu thức ăn dự trữ là nguyên nhân khiến gia súc bị chết nhiều. 

UBND huyện A Lưới đã hỗ trợ 14 tấn cám gạo cho các hộ chăn nuôi; cử cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người chăn nuôi chủ động công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi. Các địa phương hướng dẫn hỗ trợ người dân làm áo chắn gió cho trâu bò, khuyến cáo không chăn thả trong những ngày rét đậm, rét hại.
                    
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết, những ngày vừa qua, tại Thừa Thiên Huế thời tiết giá rét phổ biến từ 12-14 độC, về đêm xuống dưới 10 độ C, miền núi A Lưới là khu vực có nhiệt độ thấp nhất.

"Đợt này thời tiết lạnh quá, tại vùng Đông Sơn, A Roàng, Lâm Đắt nhiệt độ xuống thấp. Chênh với Huế 5-6 độ. Trước đã có tập huấn, rồi hỗ trợ thức ăn, nhưng chuồng trại không bảo đảm. Bà con lại có tập quán bán chăn thả".

(Theo VOV)

Các tin khác
Xe chở lô hàng gạo xuất khẩu đầu năm 2021 của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chuẩn bị ra cảng.

Chiều 13/1, lô gạo xuất khẩu đầu tiên của năm 2021 đã được Bộ NN-PTNT xuất đi từ Cần Thơ với giá bán khá cao từ 680 - 750 USD/tấn sang Singapore và Malaysia.

Kiểm lâm huyện Lục Yên phối hợp rà soát, lên phương án bảo vệ rừng tại xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên.

Thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán, hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép thường diễn biến phức tạp và đây cũng là thời điểm thường xảy ra cháy rừng. Chính vì thế, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các phương án quản lý, bảo vệ rừng, không chủ quan, lơ là.

Cam sành Lục Yên được bày bán tại gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) và đây được xem là một yếu tố và động lực quan trọng góp phần đưa khu vực “tam nông” của tỉnh phát triển bền vững.

Các siêu thị, cửa hàng đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Chỉ gần 1 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng từ 15-20% so với bình thường. Các ngành chức năng đã lên kế hoạch phối hợp với doanh nghiệp kịp thời triển khai phương án dự trữ, cung ứng và bình ổn giá, không để thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục