Yên Bái: Khuyến công thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/2/2021 | 11:05:20 AM

YênBái - Từ các đề án khuyến công, tỉnh đã triển khai hỗ trợ các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trên địa bàn kinh phí mua sắm thiết bị, máy móc, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.

Được đầu tư máy móc từ nguồn khuyến công, sản phẩm chè Shan tuyết Púng Luông của HTX Dịch vụ nông nghiệp Púng Luông đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Được đầu tư máy móc từ nguồn khuyến công, sản phẩm chè Shan tuyết Púng Luông của HTX Dịch vụ nông nghiệp Púng Luông đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Ông Đoàn Lê Khoa - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương cho biết: "Để triển khai có hiệu quả các đề án khuyến công, hàng năm, Trung tâm tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp khuyến công, tạo sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp với các quy hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Trung ương và của tỉnh; phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương để thực hiện đề án; đẩy mạnh theo dõi tiến độ thực hiện đảm bảo các Đề án khuyến công được triển khai đúng nội dung, mục đích”. 

Cụ thể, trong 5 năm (2016 - 2020), chương trình khuyến công đã triển khai được 126 đề án, hỗ trợ 132 cơ sở công nghiệp nông thôn với kinh phí trên 208,295 tỷ đồng. Thông qua nguồn vốn đó, địa phương đã đầu tư thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chè, quế, tinh dầu quế, gỗ rừng trồng, sản xuất vật liệu xây dựng... 

Qua đánh giá, các đề án đã phát huy tốt hiệu quả, giúp các cơ sở đầu tư đúng hướng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động thuộc các ngành nghề: may mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm... Các đơn vị thụ hưởng chính sách khuyến công đã tăng trưởng đáng kể về doanh thu, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Sự hỗ trợ kịp thời của chính sách đã góp phần giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. 

Là đơn vị được thụ hưởng đề án khuyến công năm 2020, HTX Dịch vụ nông nghiệp Púng Luông, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải được hỗ trợ 115 triệu đồng đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ trong chế biến chè xanh. Việc hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc đã giúp cho HTX tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm HTX được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. 

Ông Lù A Câu - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Púng Luông cho biết: "Trước đây, HTX sản xuất thủ công; do đó, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm bị hạn chế... Khi được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hỗ trợ đầu tư máy vò và máy sấy chè; từ đó, đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí nhân công cũng giảm. Doanh thu năm 2020 của HTX đạt trên 350 triệu đồng”. 

Cùng với hỗ trợ máy móc, thiết bị cho doanh nghiệp, chương trình khuyến công còn hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thông qua tổ chức hội chợ, triển lãm quảng bá sản phẩm... Đến nay, tỉnh đã tôn vinh 40 sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh có chất lượng, tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. 

Trong đó, sản phẩm Tuyết Sơn Trà Suối Giàng của HTX Chè Suối Giàng, huyện Văn Chấn được tôn vinh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2017. Giai đoạn 2016 - 2020, Sở Công Thương đã hỗ trợ gần 100 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; hỗ trợ thành lập phòng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; tổ chức 5 đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm mô hình khuyến công, 4 khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho 200 học viên; hỗ trợ 3 lớp đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề cho gần 100 lao động nông thôn; tư vấn trợ giúp cho 50 học viên là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chủ các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh...

Phát huy kết quả đạt được, giai đoạn 2021 - 2025, ngành công thương tỉnh phấn đấu xây dựng 10 - 15 mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ; ứng dụng khoảng 150 máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức ít nhất 2 cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng kết cấu hạ tầng cho 5 cụm công nghiệp; đào tạo nghề cho khoảng 500 lao động theo nhu cầu... 

Ngành phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, có trên 400 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ từ chương trình khuyến công. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước là 50 tỷ đồng; trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 32 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 18 tỷ đồng.
Hồng Duyên

Tags Yên Bái khuyến công phát triển công nghiệp

Các tin khác
Bà con người Mông xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải tại điểm giao dịch vay vốn ưu đãi.

Tháng Giêng, tôi vượt đèo Khau Phạ lên Mù Cang Chải để được đắm mình vào cảnh sắc tuyệt đẹp với trời xanh, mây trắng, tinh khiết hoa ban, đỏ thắm hoa đào; lên với huyện vùng cao để chứng kiến công cuộc xóa đói, giảm nghèo nơi đây đã và đang đạt được những thành tựu đáng khích lệ, để người Mông vùng cao Yên Bái không chỉ có cơm ăn, áo mặc mà nhà cửa khang trang, con cái được học hành.

Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTC quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt so với hiện hành.

Sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, mở ra hướng đi mới cho người trồng khoai sọ.

Nông dân huyện Trạm Tấu rất vui mừng khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm khoai sọ nương, mở ra hướng đi mới cho đồng bào vùng cao phát triển kinh tế.

Múa sênh tiền của đồng bào Mông Nà Hẩu.

Cùng với quan tâm quy hoạch, đầu tư, nâng cấp hạ tầng các khu du lịch trọng điểm, huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, nét văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục