Hỗ trợ về tài chính là thiết thực nhất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/3/2021 | 7:49:44 AM

Làn sóng Covid-19 lần thứ 3 đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.

Qua 3 đợt Covid-19, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều những khó khăn.
Qua 3 đợt Covid-19, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều những khó khăn.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện nhiều giải pháp, nhằm huy động các nguồn lực, bám sát những chính sách hỗ trợ của Chính phủ để từng bước vượt qua khó khăn. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về sự chủ động thích ứng của doanh nghiệp cũng như những kiến nghị của Hiệp hội về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tình hình hiện nay.

PV: Thưa ông, đến nay dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ 3 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào tình cảnh khó khăn. Xin ông cho biết cụ thể về những khó khăn này theo thông tin mà Hiệp hội nắm được đến thời điểm này?



Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 

Ông Nguyễn Văn Thân: Vì dịch bệnh này lây lan, nên chúng ta dính vào đợt dịch thứ 3 cũng là việc khó tránh khỏi. Quay lại quá trình phòng chống dịch của chúng ta từ 3 đợt vừa rồi là rất hiệu quả. Cộng đồng doanh nghiệp phải nhìn thấy rõ điều đó. Khó khăn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhiều nước khó khăn hơn chúng ta, kể cả những nước phát triển. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có đặc thù là tự thân vận động rất nhiều. Hơn những nước khác là như vậy.

Chúng ta có biện pháp phòng ngừa, giãn cách xã hội tốt nên chúng ta còn giữ được sự ổn định. Nhìn vào thực tế thì doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta đa ngành, gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, cả về nguồn lực tài chính, vì vậy, số lượng doanh nghiệp đóng cửa, không tham gia sản xuất kinh doanh là không nhiều so với các nước trong khu vực. Thậm chí có những doanh nghiệp sinh ra trong thời kỳ Covid-19.

Một vấn đề lạc quan nữa là sự tự tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần giữ ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh đó, 5 triệu hộ kinh doanh cũng vẫn có thể tồn tại được. Tóm lại là qua 3 đợt Covid-19, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chống chọi được.

PV: Qua 1 năm kể từ khi dịch bệnh xuất hiện rồi lây lan tại nước ta, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã chủ động thích ứng ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Thân: Sau một năm, vì có giãn cách xã hội nên ngay cả chúng tôi có một thời gian tĩnh, nhìn lại vấn đề: Liệu trong hiện tại và xu thế trong tương lai thì phải làm như thế nào cho phù hợp? Có 2 hướng. Thứ nhất, ngành nghề phải chuyển đổi sang lĩnh vực khác. Ví dụ, doanh nghiệp lữ hành không thể hoạt động được thì họ chuyển đổi rất nhanh sang xuất khẩu hay lĩnh vực ngư nghiệp. Thứ hai là phải chuyển đổi số. Các doanh nghiệp hiện nay làm online rất tốt. Đó cũng là xu hướng của thế giới, tôi cho rằng rất phù hợp.

PV: Ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, hàng loạt các biện pháp đã được Chính phủ ban hành để đảm bảo thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế. Trong đó có những gói hỗ trợ doanh nghiệp và kích thích kinh tế. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả thực tế của những gói hỗ trợ này?

Ông Nguyễn Văn Thân: Đợt 1, khi thực hiện các gói hỗ trợ thì chưa thực hiệu quả. Đợt 2 thì giảm những thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp đó thì tiếp cận tốt hơn nhưng để đến tận tay người lao động như kỳ vọng thì chưa đạt.

Về hỗ trợ của Ngân hàng cho doanh nghiệp thì giải quyết được nhiều việc. Nhiều doanh nghiệp trong thời kỳ này được giãn nợ, không bị nợ xấu được giãn 6 tháng, 1 năm là rất kịp thời. Thứ hai là khi không trả được nợ thì được khoanh nợ, giảm lãi suất. Những gói từ Ngân hàng có hiệu ứng rất tốt, rất tích cực.

PV: Với những khó khăn như ông vừa nêu, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có những kiến nghị gì để giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Thân: Kiến nghị thứ nhất là dành 30% đầu tư công giao cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện. Thứ hai là phải có biện pháp huy động nguồn vốn, nguồn lực trong dân bằng nhiều hình thức để phát triển doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ này. Thứ ba là chuyển đổi số doanh nghiệp.

Nghe thì to tát nhưng thực hiện từ những cái nhỏ nhất như hóa đơn, chứng từ, văn bản… Chính phủ cần bỏ vốn ra để đầu tư. Phải có một lượng vốn để đầu tư lĩnh vực này thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng, nếu thực hiện được chuyển đổi số thì nước ta mới phát triển đúng như mong muốn của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 vừa rồi, phấn đấu trở thành nước phát triển.

PV: Xin cảm ơn ông!.

(Theo VOV)

Các tin khác
Một mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo chuỗi giá trị xã Vân Hội mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, huyện Trấn Yên đã bứt phá phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản. Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành năm 2020 đạt 1.417 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 6,7%/năm, khẳng định vai trò là của một trong những trụ cột phát triển kinh tế…

Bộ phận một cửa Chi cục Thuế thành phố Yên Bái tạo thuận lợi cho người dân đến giao dịch. (Ảnh: minh họa)

Tổng cục Thuế yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố làm việc cả thứ Bảy và chủ nhật để tiếp nhận thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ của người dân trước ngày 1/3/2016.

Các đại biểu tiến hành nghi thức động thổ khởi công tuyến đường bộ vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.

Sáng 27-2, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức hợp đồng BOT.

Từ 17 giờ ngày 26/2, TP Hải Phòng tạm dừng hoạt động 8 chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19; các chốt kiểm soát còn lại vẫn tiếp tục hoạt động nhưng không kiểm soát các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục