YênBái - Sau hơn 8 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Yên Bái đã có 56.332 hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng sống của người dân vùng cao.
|
Người dân Yên Bái chăm sóc rừng.
|
Ông Tô Xuân Quý - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái cho biết, sau hơn 8 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã có 56.332 hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng sống của người dân vùng cao.
Ngoài ra, chính sách này cũng góp phần quan trọng chấm dứt tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Tại nhiều địa phương trong tỉnh, mô hình bảo vệ rừng theo cộng đồng dân cư thôn bản, đã và đang phát huy hiệu quả, nhất là sử dụng nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng, nhiều thôn bản đã có thêm những công trình công cộng khang trang, thay đổi diện mạo vùng nông thôn miền núi.
Sau 8 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, qua rà soát diện tích, chủ rừng và ký hợp đồng cung ứng dịch vụ môi trường rừng đến các đơn vị, tổ chức cá nhân như các nhà máy thủy điện, nhà máy nước, các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất đã làm chuyển biến tích cực ý thức bảo vệ rừng của người dân.
Những năm trước đây khi chưa thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi ha rừng được chi trả rất thấp, mỗi năm khoảng 200 nghìn đồng/1 ha, nhưng từ khi thực hiện chính sách này số tiền chi trả đã tăng lên từ 600 đến 800 nghìn đồng/1 ha/năm.
Riêng trong năm 2020, số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn tỉnh Yên Bái đã tăng lên 114 tỷ đồng từ nguồn thu được của 26 nhà máy thủy điện, 9 công ty cung cấp nước sạch và 23 cơ sở sản xuất công nghiệp.
Từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã có 56.332 hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh Yên Bái được hưởng lợi, gần 200 nghìn ha rừng được bảo vệ từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã mang lại nhiều đổi thay cho cuộc sống của người dân; trong đó có bà con dân tộc thiểu số hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải, giúp người dân nâng cao thu nhập từ rừng để gắn bó hơn với nghề rừng.
(Theo bnews.vn)
Đến thời điểm này, toàn huyện đã trồng được khoảng trên 1.488 ha rừng. Huyện phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng ngay trong vụ xuân.
Dự kiến kết quả sơ bộ Tổng điều tra sẽ công bố vào tháng 12/2021 và công bố kết quả chính thức vào quý II/2022.
Mở cửa sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,9 - 56,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua.
Làn sóng Covid-19 lần thứ 3 đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.