Vườn dâu tây trên đất Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/3/2021 | 6:48:13 AM

YênBái - Loại quả vốn xưa nay thường chỉ ở có ở Đà Lạt, Sa Pa hay các vùng ôn đới khác nay có ngay tại vườn ở thị trấn Yên Bình mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, chụp ảnh, trải nghiệm hái dâu và mua quả.

Du khách “nhí” thích thú khi được trải nghiệm trong vườn dâu tây.
Du khách “nhí” thích thú khi được trải nghiệm trong vườn dâu tây.

Những ngày này, đặc biệt là vào dịp cuối tuần, vườn dâu tây của gia đình ông Nguyễn Văn Lợi ở tổ 7, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, chụp ảnh, trải nghiệm hái dâu và mua dâu tây ngay tại vườn.

Nắm bắt được xu thế của thị trường trong việc tiêu thụ hoa quả sạch, mạnh dạn ứng dựng công nghệ, mô hình trồng cây dâu tây của gia đình ông Lợi đã bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ.

Vợ chồng chị Đào Thị Hạnh ở thành phố Yên Bái cùng hai con nhỏ đến vườn dâu tây từ sớm nhưng là cuối tuần nên lượng khách đến vườn khá đông. Tại đây, mỗi thành viên trong gia đình được chủ vườn chuẩn bị sẵn một giỏ tre để mang theo vào vườn hái dâu - điều không chỉ khiến trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng vô cùng thích thú. 

Chị Hạnh chia sẻ: "Tôi từng đến vườn dâu tây ở Sa Pa, Đà Lạt nhưng không nghĩ ngay tại Yên Bái, nhất là gần thành phố lại có mô hình trồng dâu tây rộng và hấp dẫn như thế này. Các con tôi đã rất háo hức, mong chờ, hứng khởi khi đến đây. Từ giờ không cần phải đi xa gia đình tôi đã có thêm một địa chỉ để các con khám phá, vui chơi, đặc biệt là còn có thể mua dâu tây sạch về ăn, biếu ông bà hay làm quà…”. 

Được biết, vườn dâu tây không bán vé vào và mở cửa từ 8 giờ 30 phút đến chiều muộn mỗi ngày. Du khách phải trả chi phí cho bao gồm việc hái dâu và mang về dao động từ 350 - 400.000 đồng/kg. Từ nay cho đến cuối tháng 4 cũng là thời điểm chính vụ, dâu tây chín rộ và cho nhiều quả nhất. 

Được biết, gia đình ông Nguyễn Văn Lợi trồng dâu tây cách đây hơn 1 năm, nhưng phải từ cuối năm 2020, ông mới đầu tư mở rộng quy mô. Đến nay, vườn dâu tây của gia đình ông rộng gần 2.000m2 với những luống dâu tây đậu trĩu quả. 

Ông Lợi cho biết: "Mỗi năm dâu tây chỉ cho thu hoạch 1 vụ, bên cạnh việc chăm sóc kỹ càng, yếu tố thời tiết thuận lợi, hệ thống tưới tiêu là yếu tố hết sức quan trọng, cần phải dùng lớp lưới nilon bên trên để dâu không bị nóng quá cũng như không bị lạnh quá, thường xuyên cắt tỉa từng cọng lá già, gốc dâu tây phải luôn trong tình trạng sạch sẽ, để tránh không bị sâu bệnh. Từ đó, chất lượng quả sẽ tăng rõ rệt: trái to, màu sắc đẹp, mùi thơm hơn… Thời điểm mới trồng, tôi cũng khá loay hoay, nhiều cây trồng không ra quả hoặc cho quả nhỏ. Nhờ kiên trì, học hỏi thêm kinh nghiệm kỹ thuật từ các nhà vườn trồng dâu tây với quy mô lớn, đồng thời nghiên cứu thêm từ sách báo, sau một thời gian vườn dâu tây mới cho thu hoạch như hiện nay”. 

Ông Lợi cho biết thêm, cây dâu tây trồng từ 2,5 - 3 tháng sẽ cho thu hoạch, sau đó quả sẽ ra liên tục, hái xen kẽ, với đầu ra và giá cả khá ổn định. Đây là loại cây trồng không đòi hỏi quá khắt khe về kỹ thuật nhưng phải chăm sóc tỉ mỉ thì mới thành công đươc. Trong đó, khâu đặc biệt quyết định đến sự phát triển của dâu tây là khâu chọn giống. 

Cây giống phải là những cây khỏe mạnh, khi trồng mới có khả năng kháng bệnh cao. Khi làm đất phải đảm bảo độ tơi xốp, đất đã làm sạch, bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của dâu tây và cũng tùy theo thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới cũng như lần tưới phù hợp…

Với hiệu quả bước đầu của cây dâu tây mang lại, thời gian tới, gia đình ông Lợi sẽ tiếp tục đầu tư, nhân rộng phát triển vườn dâu. Dưới đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù, cây dâu tây hứa hẹn mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bổ sung đối tượng cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao của tỉnh nói chung và huyện Yên Bình nói riêng.
Mai Linh

Tags Yên Bình trồng dâu tây hồ Thác Bà

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Yên tham gia Phong trào “Ngày thứ Bảy cùng dân” bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại xã Đông Cuông.

Con đường đất lầy lội vào thôn được bê tông hóa xuyên qua những chòm xóm, nương dâu, đồng lúa. Đo là nhờ nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến từ 150 - 200 m2 đất hoa màu, vườn tạp và đóng góp tiền mặt, công lao động.

Những năm qua, huyện Trấn Yên đã quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thế mạnh của huyện theo hướng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên – Văn Yên hỗ trợ người nộp thuế

Theo Cục Thống kê, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 469,9 tỷ đồng, bằng 18,3% dự toán trung ương giao, bằng 11,7% dự toán tỉnh giao và bằng 100,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ngay từ đầu năm, công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn gấp rút sản xuất cho những đơn hàng xuất khẩu.

Ngay từ đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng do các doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu và có nhiều đơn hàng xuất khẩu nên hoạt động sản xuất, kinh doanh rất sôi động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục