Bản Mù phát triển chăn nuôi gia súc để tăng thu nhập

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/3/2021 | 1:45:07 PM

YênBái - Xác định chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao cho người dân, Đảng ủy, chính quyền xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, vận động đồng bào Mông chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang nuôi nhốt tập trung.

Một mô hình chăn nuôi trâu bán chăn thả của người dân xã Bản Mù.
Một mô hình chăn nuôi trâu bán chăn thả của người dân xã Bản Mù.

Xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật (KH - KT) chăn nuôi để trang bị kiến thức cho bà con; chỉ đạo các đoàn thể, các hội phổ biến, hướng dẫn bà con trồng cỏ, chủ động dự trữ rơm rạ làm thức ăn cho gia súc vào mùa đông. Với cách làm này, đàn gia súc của xã đã có đủ thức ăn. 

Cùng đó, nhân dân thực hiện tốt việc xây dựng chuồng trại kiên cố, đảm bảo giữ ấm cho gia súc vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hạ; thường xuyên tiêm phòng các loại dịch bệnh cho gia súc nên đàn gia súc của xã luôn phát triển ổn định. 

Nhờ tích cực phát triển chăn nuôi gia súc mà nhiều hộ gia đình đã có cuộc sống ổn định, sung túc. Gia đình ông Giàng A Thái ở thôn Mù Thấp từng là hộ nghèo của xã, nhưng khi được vận động, hướng dẫn, ông đã đầu tư mua trâu, bò giống về phát triển chăn nuôi. Mỗi năm, gia đình ông bán từ 1 - 2 con để trang trải cuộc sống. Hiện nay, gia đình ông Thái vẫn còn 5 con trâu, 4 con bò đang được vỗ béo để xuất chuồng trong thời gian tới. 

Ông Giàng A Thái chia sẻ: "Phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại lợi ích kinh tế cao, thu nhập của gia đình được tăng thêm, tôi đã có điều kiện sửa sang nhà cửa khang trang hơn và nuôi con ăn học”. 

Là hộ nghèo cùng thôn với ông Giàng A Thái, anh Tráng A Trinh đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư xây dựng chuồng trại và mua trâu, bò giống về nuôi. Trong 3 năm qua, mỗi năm anh bán 1 con, gia đình anh hiện nay không những có cuộc sống ổn định mà đã thoát nghèo.

Anh Trinh phấn khởi: "Tôi rất cảm ơn Nhà nước, mà trực tiếp là Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho tôi vay nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi, gia đình tôi nay đã thoát được nghèo”.

Để giúp người dân có điều kiện mua trâu, bò giống phát triển chăn nuôi, Đảng ủy, chính quyền xã Bản Mù đã chỉ đạo các đoàn thể nhận ủy thác vốn vay với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Đồng thời, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả và diện tích đất có độ dốc cao sang trồng cỏ voi, cỏ VA06 làm thức ăn xanh cho gia súc. 

Đến nay, xã Bản Mù đã có trên 1.300 con trâu, gần 1.300 con bò, 4.800 con lợn và gần 1.500 con dê, ngựa. Nhờ tích cực phát triển chăn nuôi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã vươn lên thoát đói nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 55%.

Ông Giàng A Chú - Chủ tịch UBND xã Bản Mù cho biết: "Hiện nay, hầu hết các hộ dân cư trú trên địa bàn xã đều tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò một cách tích cực. Hộ nuôi ít có từ 1 - 2 con, hộ nhiều từ 5 - 7 con, có hộ còn trên 10 con…”.

Trong thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền xã Bản Mù tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi đến từng hộ dân. Trong đó, chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung; không để cho người dân thả rông gia súc; tiếp tục tăng quy mô đàn, tăng diện tích trồng cỏ làm thức ăn xanh cho gia súc. Đồng thời, tạo thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm giúp người dân có thêm điều kiện tăng thu nhập, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Chí Sinh

Tags Trạm Tấu Bản Mù chăn nuôi gia súc

Các tin khác
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương, góp phần nâng cao kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn vừa ký Quyết định số 387/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái công bố kết quả khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Yên Bái năm 2020.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cây Cọ là một trong những biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng bền chặt và là một nét văn hóa thiên nhiên độc đáo của vùng đất Tổ.

Việc trồng cây cọ hai bên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ nguồn kinh phí xã hội hóa nhằm phát triển quảng bá hình ảnh, nét văn hóa của tỉnh Phú Thọ.

Dự án san tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng quỹ đất thuộc Bản Xa và bản Nà Làng, xã Nghĩa Lợi vướng mắc do đường điện 110 kv quá thấp.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đang triển khai thực hiện 15 dự án phát triển quỹ đất. Trong đó, 14 dự án do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tự thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB); 1 dự án đường Thanh Niên kéo dài do Hội đồng GPMB thị xã Nghĩa Lộ thực hiện. Đến nay, có 1 dự án hoàn thành, 5 dự án cơ bản đã thực hiện xong, 9 dự án còn vướng mắc.

Có 4 nhóm sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu sang EU đang bị áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Ảnh minh họa

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ để gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục