EC rà soát gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ thép nhập khẩu

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/3/2021 | 5:41:22 AM

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ để gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu.

Có 4 nhóm sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu sang EU đang bị áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Ảnh minh họa
Có 4 nhóm sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu sang EU đang bị áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 1/2/2019, EC đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với 26/28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra trong 3 năm, kết thúc vào ngày 31/6/2021.

Theo thông báo của EC, một số thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cung cấp đủ thông tin, bằng chứng có cơ sở về sự cần thiết phải gia hạn biện pháp tự vệ để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất EU và việc các nhà sản xuất EU đang điều chỉnh.

Do đó, theo quy định pháp luật của EU, EC khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ để xem xét gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ và thời gian gia hạn (nếu có).

Việc rà soát bao gồm đánh giá sự cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng; xem xét, đánh giá hoạt động của ngành sản xuất trong nước; việc gia hạn biện pháp có tác động tới lợi ích công chúng EU không.

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, EC cho biết sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất thép EU để thu thập thông tin. Ngoài ra, EC cho phép các bên liên quan gửi ý kiến bình luận, thông tin bằng chứng bằng văn bản tới EC trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố Thông báo khởi xướng trên.

Công báo EU (tức ngày 26/2/2021) thông qua website http://tron.trade.ec.europa.eu/tron/TDI. Cũng trong thời hạn này, các bên liên quan có thể gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới EC.

Ngoài ra EC cũng cho phép các bên liên quan bình luận về thông tin mà các bên liên quan khác đệ trình trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày các bên liên quan đệ trình lập luận và các nhà sản xuất EU gửi bản trả lời câu hỏi điều tra trên website nêu trên. Kết luận điều tra rà soát dự kiến được ban hành muộn nhất vào ngày 30/6/2021.

Theo Cục Phòng thương mại, trong số các sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu sang EU, có 4 nhóm sản phẩm đang bị áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch thuế quan bao gồm: nhóm 2 (thép tấm cán nguội), nhóm 5 (thép mạ, phủ, tráng), nhóm 9 (thép tấm không gỉ), nhóm 24 (ống thép đúc).

Để ứng phó kịp thời và hiệu quả vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu xem xét gửi ý kiến bình luận về vụ việc/ yêu cầu tham vấn tới EC theo đúng thể thức và thời gian quy định.

Cùng với đó, các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu theo dõi thông tin vụ việc, gửi ý kiến bình luận đối với ý kiến của các bên liên quan khác trong trường hợp cần thiết; hợp tác toàn diện với Cơ quan điều tra trong suốt quá trình vụ việc diễn ra.

Mặt khác, các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của EU để có ý kiến với Chính phủ EU, yêu cầu xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế - xã hội và lợi ích công chúng. Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục để trao đổi thông tin và nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ, cung cấp thông tin không trung thực có thể dẫn tới việc EC sử dụng các chứng cứ sẵn có.

Vì vậy, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục theo dõi thông tin vụ việc và trong trường hợp cần thiết, sẽ phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp liên quan có các hành động cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngành thép xuất khẩu của Việt Nam.

(Theo Tin tức)

Các tin khác

Với việc triển khai thí điểm dịch vụ mobile-money, người dân có thêm một lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt nữa ngoài ví điện tử, mobile banking hay Internet banking…

Cách đây vài ngày, 4 chú lợn con đã chào đời khỏe mạnh.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ nhân bản lợn ỉ.

Quy trình chuẩn cho dòng gạo thơm ST25 cần được khẩn trương xây dựng

Hiện nay, gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan ở thị trường trong nước khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận, không biết đâu là thật, là giả.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương vừa hoàn tất kiểm tra hoạt động đối với 10 doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu. Dự kiến khoảng 5 DN sẽ bị rút giấy phép vì vi phạm Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục