Yên Bái đưa công nghiệp trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Bài cuối: Phát triển xanh, hài hòa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/3/2021 | 6:39:23 AM

YênBái - Nhận diện khách quan những khó khăn, thách thức của ngành công nghiệp, trên quan điểm phát triển bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, của khu vực và quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhân dân xã Văn Phú, thành phố Yên Bái chuyển đổi từ sản xuất gạch nung sang sản xuất gạch xi măng để bảo đảm môi trường sinh thái.
Nhân dân xã Văn Phú, thành phố Yên Bái chuyển đổi từ sản xuất gạch nung sang sản xuất gạch xi măng để bảo đảm môi trường sinh thái.


Công nghiệp Yên Bái tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ mới, tiên tiến, có hàm lượng công nghệ cao gắn với vùng nguyên liệu và có dư địa phát triển; phát huy tối đa vai trò các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; đồng thời, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, may mặc, năng lượng tái tạo... 

Trước mắt, ưu tiên phát triển nhóm ngành cơ khí và luyện kim như sản xuất thép chế tạo cho ngành cơ khí; khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; trong đó, ưu tiên sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, như: chè, tinh bột sắn, tinh dầu quế, gỗ, nhất là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao; phát triển công nghiệp sản xuất điện theo hướng thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện mới, sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, điện mặt trời áp mái, điện sinh khối... 

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20.000 tỷ đồng; trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 80,12%; ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước 13,68%; ngành công nghiệp hoạt động quản lý và xử lý nước thải, chất thải là 0,6%. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 65%; tỷ lệ lấp đầy tại các cụm công nghiệp là 60%. 

Theo đó, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng, tạo mặt bằng sạch, bảo đảm đồng bộ để mời gọi thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện dự án đầu tư tại: Khu Công nghiệp phía Nam, Khu Công nghiệp Âu Lâu và các cụm công nghiệp: Minh Quân, Bảo Hưng, Yên Thế, Âu Lâu, Thịnh Hưng...

 Đầu tư đồng bộ và hoàn thiện hạ tầng lưới điện, đặc biệt là hạ tầng lưới điện nông thôn, phấn đấu đến năm 2025, cấp điện lưới quốc gia hoặc bằng các loại hình khác (điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ) đến 100% số thôn, bản và 99% số hộ dân trên địa bàn tỉnh. 

Tỉnh chủ trương phấn đấu xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh trong khu vực. Hình thành khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao của khu vực miền Bắc tại tỉnh Yên Bái vào năm 2022.

Để đạt được mục tiêu giai đoạn tới, tỉnh chỉ đạo tập trung đẩy mạnh các giải pháp gắn với cơ cấu lại ngành công nghiệp đã có, phát triển sản xuất sản phẩm mới, chế biến sâu với công nghệ hiện đại, thu hút các dự án quy mô vừa và lớn, xây dựng các doanh nghiệp chủ đạo trong sản xuất, kinh doanh. 

Triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đồng hành, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện dự án của các nhà đầu tư. 

Rà soát, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng nhanh, bảo vệ môi trường sinh thái. 

Tập trung đầu tư dứt điểm từng khu, cụm công nghiệp theo thứ tự ưu tiên, không đầu tư dàn trải; khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính tham gia đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp. 

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh để đảm bảo cung cấp điện ổn định, đồng bộ với phát triển công nghiệp, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường trong các ngành sản xuất công nghiệp; thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong đô thị, các khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp; tăng cường quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. 

Rà soát, điều chỉnh chính sách hỗ trợ; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp, năm 2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09/2020 về quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025 và Hướng dẫn số 02 của UBND tỉnh về các nội dung thực hiện Nghị quyết. Theo đó, đã hỗ trợ cho 5 doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp với kinh phí 196,45 triệu đồng. 

Tỉnh đã kịp thời ban hành Nghị quyết 13/2020/NQ- HĐND về một số chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 ứng phó với dịch bệnh Covid-19; Quyết định số 2823/2020 của UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 1963/QĐ-UBND/2020 về phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025. 

Hết năm 2020, tổng số trên địa bàn tỉnh là gần 3 nghìn doanh nghiệp; trong đó, có gần 1.500 công ty trách nhiệm hữu hạn, trên 500 công ty cổ phần, trên 350 doanh nghiệp tư nhân, 27 doanh nghiệp FDI, 13 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; trên 500 hợp tác xã. 

Đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho trên 260 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký khoảng 3.000 tỷ đồng, cấp giấy chứng nhận hoạt động cho 36 chi nhánh và 8 văn phòng đại diện, có gần 1.000 lượt doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. 

Năm 2020, tỉnh đã tổ chức được 5 cuộc đối thoại thông qua Chương trình "Cà phê doanh nhân”, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành đã tiếp thu, giải quyết và xử lý 40 ý kiến của các nhà đầu tư, doanh nghiệp phản ánh...



 Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc xử lý nước thải Nhà máy Sắn Văn Yên trước khi đổ ra sông Hồng. (Ảnh: T.L) 

Để đạt chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 9%/năm, đóng góp khoảng 25% GRDP trên địa bàn, tỉnh chủ trương tích cực thu hút các dự án đầu tư công nghiệp có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng cao và một số ngành công nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững, bảo đảm môi trường sinh thái, sử dụng nhiều lao động để chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. 

Quy hoạch và khuyến khích mời gọi các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha bên hữu ngạn sông Hồng, dọc theo tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường. 

Sớm hoàn thành đưa vào hoạt động sản xuất đối với các dự án sản xuất công nghiệp, các dự án thủy điện, dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp Bảo Hưng, Minh Quân... phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt 14.200 tỷ đồng.

Từ một nền công nghiệp đóng góp giá trị nhỏ bé, công nghiệp Yên Bái đã có bước phát triển rõ rệt, định hình được những ngành, lĩnh vực tiềm năng, lợi thế. Điều đó cho thấy quyết tâm cao, sự năng động của tỉnh mà cụ thể hóa là Nghị quyết 41-NQ/TU/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã xác định căn cơ mục tiêu phát triển với nhiều giải pháp tập trung phát triển công nghiệp, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phấn đấu đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng trung du và miền núi phía Bắc. 

Minh Thúy

Tags Công nghiệp Yên Bái Minh Quân Bảo Hưng Yên Thế Âu Lâu Thịnh Hưng chè tinh bột sắn dầu quế gỗ môi trường

Các tin khác
Các lực lượng chức năng đóng điểm tháo dỡ hộ lan trái phép tại Km172, cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Đi dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa phận huyện Văn Yên không khó để bắt gặp các biển quảng cáo cơm bình dân được dựng lên 2 bên đường cao tốc. Tại những điểm đó, có thể dễ dàng nhận thấy những đoạn hộ lan, lưới B40 bị cắt để người, phương tiện dẫn ghé vào những quán ăn lụp xụp ngay sát hành lang đường cao tốc.

Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra trách nhiệm quản lý đất đai
tại 26 tỉnh, thành.

Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN&MT) cho biết đã giao Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra trách nhiệm quản lý đất đai tại 26 tỉnh, thành.

Ảnh minh họa

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa nâng 2 bậc triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên “tích cực” từ “tiêu cực”...

Giới thiệu gian hàng nông sản, thực phẩm Hoa Kỳ được trưng bày tại buổi lễ.

Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhiều mặt hàng nông sản Hoa Kỳ, đặc biệt là các loại nông sản chất lượng cao, an toàn và tốt cho sức khoẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục