Cây chè Shan ở Gia Hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/3/2021 | 11:02:49 AM

YênBái - Với trên 300 ha chè Shan, xã Gia Hội là một trong 2 xã vùng thượng huyện có diện tích chè Shan tập trung lớn nhất ở Văn Chấn. Nhận thấy giá trị cao và ổn định của các sản phẩm chè Shan, thời gian qua, xã đã vận động nhân dân tập trung chăm sóc và đẩy mạnh việc trồng mới, trồng cải tạo các diện tích chè già cỗi.

Người dân xã Gia Hội thu hái chè xuân.
Người dân xã Gia Hội thu hái chè xuân.

Gia đình bà Nguyễn Thị Thủy ở thôn Minh Nội có gần 1 ha chè Shan. Năm 2020, tuy điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng tổng sản lượng chè cả năm của gia đình bà đạt gần 15 tấn, thu về trên 100 triệu đồng. 

Bà Nguyễn Thị Thủy cho biết: "Các diện tích chè của gia đình đã trồng gần 20 năm, mật độ không đồng đều, nhưng gia đình luôn chú trọng chăm sóc bón phân chuồng và phân đạm cân đối nên sản lượng ổn định. Đặc biệt, các diện tích chè Shan chủ yếu được thu hái bằng tay nên cho sản lượng đều, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình”. 

Hiện nay, Gia Hội có 330 ha chè Shan, trong đó 280 ha đang trong thời kỳ sản xuất, kinh doanh. Tuy hầu hết các diện tích chè Shan có độ tuổi 15 năm trở lên nhưng với việc trồng tập trung cùng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nên sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất trung bình gần 12 tấn/ha/năm. 

Đặc biệt, việc thu hoạch chè Shan hầu hết được nhân dân thu hái bằng tay, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng và phát triển, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở sản xuất. Với chất lượng ổn định, sản phẩm chè búp tươi ở Gia Hội luôn có giá thành ổn định, trung bình đạt 7.000 đồng/kg. 

Ông Chu Phan Rùa - người dân thôn Hải Chấn cho biết: "Qua nhiều năm chúng tôi thấy, chè Shan vẫn là cây trồng hiệu quả nhất. Với khả năng thích nghi cao, cho thu hoạch lâu dài, cây chè Shan luôn có giá trị cao gấp đôi so với trồng ngô, trồng sắn. Nếu chăm sóc tốt thì mỗi héc-ta chè Shan có thể cho thu nhập trên 200 triệu đồng”.

Phát huy giá trị của cây chè Shan, những năm gần đây, xã Gia Hội đã vận động nhân dân tập trung chăm sóc, trồng mới và trồng cải tạo các diện tích chè già cỗi. Xã đặc biệt quan tâm vận động nhân dân thu hái bằng tay, bón phân cân đối và thực hiện các quy trình sản xuất chè sạch, tạo chuỗi liên kết cho các sản phẩm chè Shan. 

Năm 2020, thực hiện Đề án phát triển cây chè Shan tuyết vùng cao của huyện, xã đã vận động nhân dân trồng mới trên 11 ha, cải tạo trên 5 ha. Năm 2021, xã Gia Hội có kế hoạch vận động nhân dân trồng mới 10 ha chè Shan tập trung tại thôn Minh Nội và Đồng Bù. 

Ông Lò Văn Kiêm – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Qua rà soát, cơ bản quỹ đất để trồng chè trên địa bàn xã đã hết. Để hoàn thành kế hoạch, xã đang vận động nhân dân tích cực chuyển đổi các diện tích đất trồng ngô, trồng sắn kém hiệu quả sang trồng chè. Ngoài diện tích trồng mới 10 ha trong năm nay, nhiệm kỳ 2020 – 2025, xã phấn đấu mỗi năm trồng cải tạo 10 ha chè già cỗi”.

Có thể thấy, những năm qua, sản xuất, kinh doanh chè nói chung thường gặp khó khăn do biến động của giá cả thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm chè Shan vùng cao ở Văn Chấn luôn được thị trường ưa chuộng và giá cả khá ổn định. Việc trồng chè Shan tập trung và sản xuất theo quy trình sạch, hữu cơ đang tạo ra những lợi thế nhất định cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị các diện tích chè Shan tuyết cổ thụ thì việc mở rộng và cải tạo các diện tích chè Shan tập trung là hướng đi phù hợp của Văn Chấn.

  Trần Van

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục