Trấn Yên phát triển công nghiệp hiệu quả, bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/3/2021 | 11:09:15 AM

YênBái - Những năm gần đây, huyện Trấn Yên đã thực hiện nhiều giải pháp để thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiêp (CN-TTCN).

Đồng chí Trần Nhật Tân - Bí thư Huyện ủy (thứ 2, bên phải) thăm Doanh nghiệp Sản xuất gỗ Đăng Khoa, xã Báo Đáp.
Đồng chí Trần Nhật Tân - Bí thư Huyện ủy (thứ 2, bên phải) thăm Doanh nghiệp Sản xuất gỗ Đăng Khoa, xã Báo Đáp.

Xác định sản xuất CN-TTCN đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Trấn Yên đã thực hiện quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu nhằm tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, huyện triển khai mạnh mẽ các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút cũng như hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh trên địa bàn.

Hàng năm, huyện tập trung chỉ đạo các đơn vị chuyên môn chủ động nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguyên liệu, cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, huyện, các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút vào các ngành, lĩnh vực mà huyện có lợi thế như: chế biến nông lâm sản, hàng may mặc, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản... 

Nhờ thực hiện đồng bộ, triệt để các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các thành phần kinh tế được tạo điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh bình đẳng, ngày càng thuận lợi và phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng từng bước khẳng định vai trò là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng về số lượng, quy mô sản xuất. 

Trong 5 năm qua, đã có thêm 148 cơ sở công nghiệp thành lập mới, trong đó 42 doanh nghiệp, 102 hộ kinh doanh, 4 hợp tác xã, nâng tổng số toàn huyện lên 448 cơ sở gồm 100 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 338 hộ kinh doanh cá thể; thu hút và tạo việc làm cho trên 2.800 lao động có thu nhập ổn định. 

Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã thu hút được 18 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào địa bàn huyện với tổng vốn đăng ký 10.970 tỷ đồng, một số dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Graphit của Công ty TNHH Tập đoàn Graphit Việt Nam; quần áo may gia công xuất khẩu của Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF; sản phẩm thép hộp, thép ống của Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái; quặng cầu viên của Công ty TNHH Tân Tiến… 

Từ đó, làm gia tăng thêm giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện. Hoạt động của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện, thu hút và tạo việc làm cho trên 5.000 lao động. 

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện ủy Trấn Yên xây dựng Nghị quyết chuyên đề về "Phát triển công nghiệp hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường tạo đột phá cho phát triển kinh tế của huyện”. Để đạt được mục tiêu này, huyện sẽ thực hiện những giải pháp cụ thể mang tính bền vững; trong đó, ưu tiên phát triển các ngành nghề có thế mạnh trên địa bàn như; chế biến nông lâm sản, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng, linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng... 

Theo đó, huyện tiếp tục tập trung xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Cùng đó, huyện quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư mặt bằng sản xuất, xúc tiến thương mại; qua đó, góp phần tích cực trong việc đa dạng hóa các loại hình, thành phần kinh tế. 

Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là các vấn đề về đất đai, thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng, lao động... 

Hùng Cường

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên tham quan mô hình sản xuất chuối sấy của HTX Chuối sấy Việt Thành.

Thực hiện Chương trình hành động số 18 ngày 18/12/2020 của Tỉnh ủy, huyện Trấn Yên đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 19 để triển khai thực hiện. Huyện đã phân công rõ trách nhiệm cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì, phối hợp, cụ thể hóa với 40 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội để triển khai thực hiện.

Người dân xã Gia Hội thu hái chè xuân.

Với trên 300 ha chè Shan, xã Gia Hội là một trong 2 xã vùng thượng huyện có diện tích chè Shan tập trung lớn nhất ở Văn Chấn. Nhận thấy giá trị cao và ổn định của các sản phẩm chè Shan, thời gian qua, xã đã vận động nhân dân tập trung chăm sóc và đẩy mạnh việc trồng mới, trồng cải tạo các diện tích chè già cỗi.

Bộ sách Chân trời sáng tạo lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Chiều 30/3, Bộ Tài chính đã có thông tin về lý do giá sách giáo khoa năm học 2021-2022 tăng cao, việc giá xăng dầu tăng thời gian qua sẽ có tác động như thế nào thị trường.

Sơ chế măng tre Bát độ ở Công ty cổ phần Yên Thành.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Trấn Yên đã xác định và xây dựng phát triển 6 cây trồng chủ lực, trong đó tre măng Bát độ là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao đã được khẳng định qua thực tiễn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục