Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu nông sản

  • Cập nhật: Chủ nhật, 18/4/2021 | 8:32:16 AM

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I-2021 đạt 10,61 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì đây là những kết quả đáng ghi nhận, tạo tiền đề cho bứt phá trong thời gian tới.

Chế biến dừa xuất khẩu tại nhà máy đóng gói Công ty Vina T&T Group, huyện Châu Thành (Bến Tre).
Chế biến dừa xuất khẩu tại nhà máy đóng gói Công ty Vina T&T Group, huyện Châu Thành (Bến Tre).

Tính riêng tháng 3, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 4,12 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, tăng đến 57,4% so với tháng 2. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,75 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,52 tỷ USD, thủy sản đạt 685 triệu USD và chăn nuôi đạt 37 triệu USD. Tính chung quý I, nhóm nông sản chính xuất khẩu đạt 4,59 tỷ USD, tăng 10,2%; lâm sản chính đạt 3,94 tỷ USD, tăng 41,6%; chăn nuôi 89 triệu USD, tăng 34,7%. 

Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 như: cao-su, chè, rau quả, sắn, tôm, các sản phẩm lâm sản. Cụ thể, giá trị xuất khẩu cao-su đạt khoảng 721 triệu USD, tăng 116%; chè đạt 41 triệu USD, tăng 6,2%; rau quả khoảng 944 triệu USD, tăng 6,1%; sắn đạt 116 triệu USD, tăng 23,3%; tôm đạt 773 triệu USD, tăng 8,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 3,7 tỷ USD, tăng 41,5%; mây, tre, cói thảm đạt 199 triệu USD, tăng 49,2%. 

Sự tăng trưởng này có được là nhờ vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc ứng phó linh hoạt với các diễn biến phức tạp về dịch Covid-19 trên toàn cầu cũng như nỗ lực mở rộng thị trường, tránh được tình trạng tập trung vào số ít thị trường truyền thống. 

Ngoài ra, để thúc đẩy xuất khẩu, ngay từ những tháng đầu năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Đồng thời phổ biến, hướng dẫn các quy định, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm. Từ đó giúp doanh nghiệp và người sản xuất định hình được thị hiếu cũng như nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng để tạo ra những sản phẩm phù hợp.
 
Một trong những thách thức đó vẫn tiếp tục đến từ việc dịch Covid-19 chưa được kiểm soát ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, khiến nhu cầu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực bị giảm sút. Trong khi đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu chưa kịp đổi mới, bổ sung các sản phẩm chế biến sâu, có thời gian bảo quản lâu, giá cả phải chăng, phù hợp xu hướng tiêu dùng mới ở các quốc gia có dịch. 

Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác quốc tế như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA), đang tạo ra nhiều lợi thế về thuế quan trong xuất khẩu hàng nông sản nhưng đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khi phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật như yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, hàm lượng dinh dưỡng… trong sản phẩm một cách chi tiết, cụ thể và nghiêm ngặt hơn. 

Chính vì vậy, các ngành chức năng, doanh nghiệp xuất khẩu cần tiếp tục theo dõi sát các diễn biến thị trường cũng như cảnh báo từ các đối tác thương mại để điều chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu phù hợp và hiệu quả.
(Theo nhandan.com.vn)

Các tin khác
Nhà máy Điện gió Trung Nam có quy mô lớn nhất Việt Nam

Ngày 16-4, Trungnam Group tổ chức khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam ở xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Đến ngày 16/4, Yên Bái tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch viêm da nổi cục trên đàn bò ở hộ ông Hoàng Ngọc Sử, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình. 2 trong số 4 con bò của gia đình có các triệu chứng lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục (VDNC). Cán bộ thú y đã tới kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.

Vàng trưng bày tại cửa hàng DOJI.

Giá vàng miếng trong nước sáng nay vượt 55 triệu đồng, tăng 120.000 đồng so với hôm qua và duy trì vùng đỉnh ba tuần.

Tỷ lệ làm tổ của giống tằm mới đạt từ 80-85% trên né.

Vừa qua, huyện Trấn Yên phối hợp Công ty cổ phần Tập đoàn IBM Việt Nam, Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái triển khai thử nghiệm mô hình giống tằm mới tại xã Hồng Ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục