Mù Cang Chải- Điểm sáng trong phòng cháy, chữa cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/4/2021 | 11:11:25 AM

YênBái - Mù Cang Chải là huyện thuộc vùng trọng điểm cháy rừng của tỉnh do diện tích rừng lớn, khí hậu khô hanh, gió lào thổi mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, tập quán canh tác nương rẫy của người dân... song nhiều năm gần đây không để xảy ra cháy rừng.

Vào thời kỳ cao điểm, lực lượng kiểm lâm cùng người dân ở các bản ứng trực 24/24 giờ tại các điểm cao nhằm phát hiện kịp thời cháy rừng.
Vào thời kỳ cao điểm, lực lượng kiểm lâm cùng người dân ở các bản ứng trực 24/24 giờ tại các điểm cao nhằm phát hiện kịp thời cháy rừng.

Mù Cang Chải hiện có trên 80.342 ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên 60.088 ha, rừng trồng 20.254 ha; tỷ lệ che phủ đạt 67,07%. Để bảo vệ diện tích rừng hiện có, ngay trước mùa khô hanh, huyện đã kiện toàn 16 Ban Chỉ huy  phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại 14 xã, thị trấn và chủ rừng với 426 thành viên; thành lập 99 tổ, đội xung kích bảo vệ rừng (BVR) tại thôn, bản với 563 người tham gia. 

Bên cạnh đó, huyện Mù Cang Chải đã tăng cường tuyên truyền đến mọi người dân thông qua nhiều hình thức như: phát tờ rơi, kẻ pano, áp phích, băng hình, tổ chức cho nhân dân học tập, ký cam kết trong việc BVR và PCCCR. Đến nay, 100% các bản xây dựng quy ước BVR trong cộng đồng dân cư, triển khai ký cam kết BVR và PCCCR đến từng hộ tại 98 bản, tổ dân phố với 11.295 người. 

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, huyện cũng tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ PCCCR chuyên dụng đảm bảo hoạt động hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, tu sửa các công trình PCCCR, bổ sung kịp thời các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ PCCCR. 

Tính riêng từ đầu năm tới nay, các xã, thị trấn huy động nhân dân tu sửa 171,17 km đường băng cản lửa phân chia ranh giới giữa các bản, giữa các loại rừng, làm mới 27,9 km hệ thống đường ranh cản lửa trong rừng giao khoán bảo vệ. Một trong những giải pháp phòng cháy rừng hiệu quả là, các địa phương làm tốt công tác quản lý nương rẫy. 

Ngay trước mùa khô, cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền các xã thống kê diện tích nương; đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật đốt dọn nương rẫy, cách thức đốt đảm bảo không để xảy ra cháy lan vào rừng. Đối với những diện tích nương gần rừng, có nguy cơ xảy ra cháy lan cao, sẽ tổ chức cưỡng chế đốt hoặc đốt có kiểm soát theo quy định. 

Vào thời kỳ cao điểm, kiểm lâm địa bàn, chủ rừng và các lực lượng khác tại địa phương như công an viên, dân quân tự vệ… tổ chức hành quân BVR tại các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Đồng thời, duy trì chế độ trực tại các chòi canh lửa ở các xã: Púng Luông, Dế Xu Phình, Kim Nọi và Cao Phạ. Đặc biệt, từ nhiều năm nay, tại các xã, thị trấn luôn duy trì các chòi canh lửa, lán tạm để chủ động phát hiện lửa rừng. 

Ông Trần Xuân Dưỡng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết: vào thời kỳ cao điểm cháy rừng, 73 chòi canh, lán tạm canh lửa ở các xã, thị trấn, được đặt tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia BVR, PCCCR; đặc biệt chú trọng việc xây dựng quỹ BVR cấp thôn, bản trên nguyên tắc nhân dân đồng thuận tự nguyện đóng góp kinh phí và tự quyết định việc sử dụng quỹ thông qua quy ước bản. 

Tính riêng mùa khô hanh năm 2019 - 2020, toàn huyện đã gây dựng quỹ được 343 triệu đồng với mục đích chính là trả công cho người dân tham gia tuần tra, kiểm tra rừng. Do đó, từ đầu mùa khô đến nay, thời tiết trên địa bàn diễn biến phức tạp (mưa ít nắng nóng khô hạn kéo dài); tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp cụ thể nêu trên, đến thời điểm này, trên địa bàn chưa để xảy ra cháy rừng. 

Dù vậy, hiện vẫn là thời kỳ cao điểm của cháy rừng, nên các địa phương cần tiếp tục triển khai các phương án PCCCR thật quyết liệt. Cán bộ kiểm lâm địa bàn hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương theo quy hoạch; duy trì thông tin báo cáo công tác BVR, PCCCR kịp thời, chính xác; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR. 

Về lâu dài, để hạn chế tận gốc nạn đốt nương canh tác, huyện tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn người dân trồng và phát triển các loại cây, con dưới tán rừng góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Nguyễn Văn

Tags Mù Cang Chải chữa cháy rừng

Các tin khác
Nhiều hội viên nông dân huyện Văn Yên phát triển mô hình nuôi ong, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Văn Yên đã đẩy mạnh Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, thông qua các hoạt động hỗ trợ vay vốn, giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)…

Diễn đàn Đầu tư phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc

Những sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương rất cần cơ chế hình thành các chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn công nghiệp khai thác với chế biến, chế tạo...

Người dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thu hoạch măng tre Bát Độ.

Hiệu quả liên kết chuỗi giá trị đã giúp huyện miền núi Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trở thành “thủ phủ” tre Bát Độ. Đến nay có 1.495 hộ đồng bào đang thâm canh, chăm sóc trên 3.600 ha cho sản lượng măng tươi đạt trên 75.000 tấn, tương đương với 30.000 tấn măng thương phẩm.

Giá vàng trong nước bật tăng mạnh theo xu hướng tăng của giá thế giới

Lúc 7h sáng nay 22/4 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com tăng vọt lên sát mốc 1.800 USD/ounce.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục