Ngày 7-5, trả lời câu hỏi của phóng viên về động thái của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) quanh việc ông Hồ Quang Cua đề xuất nhượng quyền giống lúa ST24, ST25 cho Nhà nước, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết Bộ đã có quyết định cấp quyền bảo hộ (giá trị bảo hộ trong 20 năm) đối với giống ST24 (năm 2018) và ST25 (năm 2020).
|
Gạo ST25 của DNTN Hồ Quang Trí bán tại TP HCM
|
Về nguyện vọng của ông Cua muốn nhóm tác giả bán quyền này cho Nhà nước, ở đây là Bộ NN-PTNT, thì điều này chưa có tiền lệ. Thực tế, năm 2008, có việc bà Nguyễn Thị Trâm nhượng giống lúa TH3-3 cho một công ty tư nhân với giá 10 tỉ đồng.
Sau khi có thông tin về đề xuất nhượng quyền giống lúa ST24, ST25, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã bàn và có ý định sử dụng kinh phí trong chương trình giống để mua lại. Muốn thực hiện điều này, trước hết phải có tờ trình Chính phủ, vì mong muốn của ông Cua là để Bộ NN-PTNT sử dụng - tức là nhà nước sử dụng để cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đơn vị có thể sử dụng bản quyền giống lúa, để thúc đẩy việc sản xuất ST24, ST25 ở quy mô diện tích rộng hơn và sản lượng lớn hơn. Tuy nhiên, văn bản của nhóm tác giả sở hữu bản quyền giống lúa chưa gửi cho Bộ NN-PTNT. Còn kinh phí, Bộ NN-PTNT dự định lấy từ kinh phí của chương trình giống giai đoạn 2021-2025 để mua.
Nếu Chính phủ đồng ý, Bộ NN-PTNT mua và giao Cục Trồng trọt sở hữu, quản lý để bảo đảm năng suất, chất lượng của 2 giống lúa ST24 và ST25 trong tất cả các vùng sản xuất, phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các thị trường lớn, trong đó có Mỹ. Còn về giá, sẽ có căn cứ pháp lý để định giá. Ví dụ căn cứ vào Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn..., từ đó sẽ tính cụ thể để thương thảo.
"Chúng tôi sẽ phải bàn với các bộ, ngành liên quan khi mua lại bản quyền giống lúa này" - ông Phùng Đức Tiến cho biết và nói thêm khi có dấu hiệu đăng ký gạo ST25 ở Mỹ thì Bộ NN-PTNT đã phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ để bàn về sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở Mỹ. "Chúng tôi đã hỗ trợ cùng tập thể nhóm tác giả là ông Hồ Quang Cua và DNTN Hồ Quang Trí phối hợp Tập đoàn PAN, gửi hồ sơ sang Mỹ để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu của gạo ST25" - ông Tiến nói.
Cũng theo ông Tiến, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới với 14 AFTA thế hệ mới. Tuy nhiên, hiểu biết, vận dụng về luật quốc tế, đặc biệt ở lĩnh vực nông sản, thì chúng ta còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, tới đây, quyền bảo hộ, sở hữu của lúa, gạo ST24, ST25 nói riêng và những nông sản khác chắc chắn phải có sự hỗ trợ của nhà nước, trong đó có các bộ: NN-PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ. Các bộ này sẽ bàn với nhau để hỗ trợ, giải quyết vấn đề thương hiệu, bảo hộ nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
(Theo NLĐO)
Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4/2021, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 còn lại chưa được các bộ, ngành, địa phương triển khai phân bổ là 61.611 tỷ đồng.
Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, linh hoạt các biện pháp phòng chống dịch nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định, phát triển sản xuất.
Nổi lên được khoảng 2 năm nay về loại gạo được đánh giá là ngon nhất thế giới, thế nhưng gần đây câu chuyện này càng trở nên nóng hơn khi liên tiếp một số doanh nghiệp tại Mỹ và Australia đăng ký sở hữu.
Giá vàng SJC bán ra hiện tăng lên mức 55,90 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức 1.814 USD/oz.