Doanh nghiệp Yên Bái nỗ lực “vượt bão”

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/5/2021 | 2:02:56 PM

YênBái - Tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp đã tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nhất là các doanh nghiệp, HTX liên quan đến hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại. Thực hiện "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp miền Tây đang nỗ lực "vượt bão” Covid-19…Công ty TNHH sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Mạnh duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Mạnh duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.

Công ty TNHH sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia (Công ty Đông dược Thế Gia) đóng tại thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn chuyên sản xuất các sản phẩm đông dược và các sản phẩm trà hòa tan, nước đóng lon được chế biến từ quả sơn tra. 

Mặc dù mới hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và đi vào sản xuất từ cuối năm 2019, song Công ty đã sản xuất ra các loại sản phẩm từ quả sơn tra như mứt, viên kẹo C, sirô táo mèo và các loại thuốc đông dược... cung cấp ra thị trường 63 tỉnh thành trên cả nước. 

Trong 4 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc cung cấp các sản phẩm ra thị trường gặp khó khăn bởi các sản phẩm chủ yếu phục vụ khách du lịch tại thị trường nội địa... Trước tình hình đó, lãnh đạo Công ty đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trang web của Công ty và trao đổi mua bán trực tuyến... 

Ông Bùi Thế Dũng – Giám đốc nhà máy của Công ty Đông dược Thế Gia cho biết: "Công ty đang nỗ lực duy trì sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đảm bảo an toàn cho người lao động đang làm việc tại Công ty. Tới đây, Công ty tiếp tục đầu tư lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất, chế biến sản phẩm nước đóng lon chế biến từ quả sơn tra nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng và mong muốn hướng tới có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”. 

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Mạnh hiện đang có cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ. Công ty này thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 với ngành nghề kinh doanh chuyên sản xuất pallet gỗ và gỗ xẻ..., Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19, các đơn hàng ít dần, cộng với nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm nên Công ty đã đầu tư máy móc để chuyển sang sản xuất, chế biến ván bóc, trung bình mỗi tháng sản xuất được khoảng trên 100 m3/tháng. 

Năm 2020, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 tạm lắng xuống và thị trường cho sản phẩm ván bóc khá ổn định, Công ty đã tiếp tục đầu tư mua sắm thêm dây chuyền sản xuất, chế biến gỗ ván bóc khá hiện đại, gồm 1 máy tu gỗ, 1 máy bóc gỗ điện tử và 1 máy nén và một số trang thiết bị khác... trị giá hơn 1 tỷ đồng, nâng công suất máy bóc ván gỗ lên 300 m3/tháng. 

Bà Nguyễn Thu Mai - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Mạnh chia sẻ: "Với dây chuyền được đầu tư hiện nay, nếu khai thác hết công suất sẽ đạt khoảng 500 m3/tháng, nhưng do diện tích nhà xưởng hạn hẹp và tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp đã ảnh hưởng đến việc xuất các đơn hàng. Trong đó, giá thành xuất bán mỗi khối ván bóc hiện nay đã giảm 60 nghìn đồng/m3 so với trước đây”. 

Khó khăn là vậy, song Công ty luôn chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 20 công nhân lao động tại địa phương với mức  thu nhập bình quân đầu người từ 5 - 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX, mới đây, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã gặp mặt các doanh nghiệp, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của gần 100 doanh nghiệp, hợp tác xã khu vực phía Tây của tỉnh. 



Công ty Đông dược Thế Gia vừa chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Tại buổi gặt mặt, các doanh nghiệp, doanh nhân, HTX đã được các chuyên gia phân tích về những triển vọng, thời cơ, thuận lợi và thách thức đối với ngành nông sản, nhóm hàng chế biến khoáng sản, ngành dệt may, ngành sản phẩm và nguyên liệu chất dẻo, các phương án chủ động sản xuất, kinh doanh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19… Các doanh nghiệp, HTX cũng đã được thông tin nhanh một số nhóm chính sách quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để vận dụng vào sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình hiện nay. 

Theo ông Nguyễn Công Bình - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, trong bối cảnh, tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng như hiện nay, các doanh nghiệp, HTX nói chung và các doanh nghiệp, HTX liên quan đến hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại; sản xuất, chế biến nông - lâm sản xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu dẫn đến hàng tồn kho nhiều. Rất mừng là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Yên Bái luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm. 

Theo ông, sự hỗ trợ kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, HTX là việc từ phía tỉnh và Hiệp hội rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua "bão dịch”, sớm phục hồi và phát triển.

Đức Toàn

Tags Yên Bái doanh nghiệp nỗ lực Covid- 19

Các tin khác
Trang web: https://uoctinhdiennang.evn.com.vn đã thống kê khá đầy đủ các thiết bị điện cơ bản trong các gia đình.

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, EVN chính thức triển khai công cụ ước tính sản lượng điện tiêu thụ cho khách hàng sử dụng điện năng trên toàn quốc. Công cụ trên trang web: https://uoctinhdiennang.evn.com.vn sẽ giúp người dân, khách hàng dễ dàng tính toán, chủ động quản lý lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện.

Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Hằng Hiển, thành phố Yên Bái luôn chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng công nghệ phẩm phục vụ người tiêu dùng.

Chị Hương Liên ở phường Đồng Tâm chia sẻ: "Dạo này, mình cũng có mua đồ nhiều hơn một chút so với ngày bình thường trước đây. Mua thế để ít phải đi chợ, ít phải đi ra ngoài hơn chứ giờ lúc nào hàng hóa cũng nhiều, giá cả thì ổn định nên chẳng việc gì phải dự trữ đâu. Hàng xóm chúng tôi cứ nói với nhau là chỉ sợ không có tiền mà mua thôi”.

Giá vàng SJC tiếp tục tăng sau khi vượt ngưỡng 56 triệu đồng/lượng.

Giá bán vàng SJC hiện tăng lên mức 56,23 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5,28 triệu đồng/lượng.

Một mô hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của người dân xã Mông Sơn.

Nuôi cá lồng và cá quây lưới trên các eo ngách hồ Thác Bà được người dân xã Mông Sơn, huyện Yên Bình phát triển mạnh trong những năm gần đây. Sản lượng khai thác thủy sản của Mông Sơn năm 2020 ước đạt 395 tấn và là một trong những địa phương giữ vai trò chính trong sản xuất sản phẩm chủ lực cá hồ Thác Bà của huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục