YênBái - Sự tăng giá tới chóng mặt của 5 loại vật liệu chủ yếu là xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch đã làm cho chi phí xây dựng tăng 20% so với cùng kỳ. Giá vật liệu “phi mã” gây khó khăn thêm với các nhà thầu xây dựng, nhất là đối với dạng hợp đồng trọn gói không thể điều chỉnh theo giá thị trường, chi phí vật liệu thường chiếm từ 40 - 60% tổng dự toán của một công trình…
|
Nhiều nhà dân trên địa bàn thành phố Yên Bái đang xây dựng đã đội chi phí vì giá vật liệu xây dựng tăng cao.
|
Chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng Đức Sáng, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái cho biết giá thép trên thị trường thành phố đã tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, giá thép phi 6 và phi 8 của các thương hiệu thép thông dụng như Hòa Phát, Tisco hiện ở mức 19.500 đồng/kg; sắt cây phi 10 giá 121.000 đồng/cây; sắt cây phi 14 giá 260.000 đồng/cây, sắt phi 18 giá 428.000 đồng/cây.
Xi măng Yên Bái và xi măng Yên Bình đều tăng 30.000 đồng/tấn vào cuối tháng 4/2021. Cụ thể, xi măng Yên Bình PCB40 tại cửa hàng giá 1,14 triệu đồng/tấn; PCB30 tại cửa hàng giá 1 triệu đồng/tấn... Theo chủ cửa hàng này, ông chỉ dám nhập theo yêu cầu của khách hàng chứ không nhập hàng sẵn để bán vào thời điểm này.
Không chỉ giá thép và xi măng tăng, các loại vật liệu xây dựng thông thường khác như cát, đá, sỏi, gạch xây... cũng tăng từ 8 - 10% tùy từng loại, khiến cho các nhà thầu xây dựng rơi vào tình trạng "càng làm càng thua lỗ”, đặc biệt là các công trình nhận thầu trọn gói theo hình thức "chìa khóa trao tay”.
Anh Nguyễn Văn Đức - một chủ thầu xây dựng ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết: "Một số công trình của chúng tôi làm hợp đồng với chủ đầu tư theo dạng khoán trọn gói, nên khi giá vật liệu xây dựng tăng, phía chủ thầu phải chịu. Điều này khiến cho chúng tôi bị "lỗ nặng” mà không thể nói lại được với chủ đầu tư. Mặc dù, trong hợp đồng vẫn có điều khoản phát sinh chi phí từ 1-2%, song không là gì so với thời điểm hiện tại. Giá vật liệu xây dựng tăng chỉ vài ngàn đồng/sản phẩm nhưng với số lượng nhiều thì chi phí sẽ đội lên rất lớn. Ngoài xi măng, thép xây dựng, gạch xây cũng tăng hơn 10% so với đầu năm 2021, chưa kể đang thời điểm người dân xây nhà nhiều, nên chi phí nhân công cũng cao, mà lực lượng này đang thiếu ở các đô thị”.
Giá vật liệu tăng "phi mã” khiến không ít nhà thầu bị "âm nặng”, một số khác buộc phải dừng thi công, lựa chọn tình huống xấu nhất là chấp nhận bị phạt hoặc phá hợp đồng; còn người dân đang xây dựng, sửa chữa công trình, nhà ở… cũng bị rơi vào tình cảnh "khóc dở mếu dở", chỉ có thể lựa chọn tạm dừng không thi công, hoặc chấp nhận chi phí đội lên khá nhiều so với tính toán ban đầu.
Chị Hà Thu Thủy ở tổ 4 phường Nguyễn Thái Học chia sẻ: "Gia đình tôi dự tính sẽ xây nhà vào trung tuần tháng 5/2021. Tuy nhiên, thời điểm tháng 4 gia đình đi đặt vật liệu để xây nhà giá lại lên quá cao, hơn nữa còn phải chờ vì các đại lý không nhập sẵn hàng như trước cũng vì lý do này, nhưng do nhu cầu sử dụng của gia đình nên vẫn phải làm ngay”.
Theo các nhà chuyên môn, trong ngắn hạn, tình hình giá vật liệu xây dựng sẽ còn căng thẳng, có thể phải đến tới cuối năm, giá các loại nguyên vật liệu phục vụ xây dựng và trang trí nội thất mới ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang khó lường nên không có gì chắc chắn.
Quang Thiều
Tags
Yên Bái
chung cảnh
vật liệu xây dựng
tăng giá
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), phía Nhật Bản đã chính thức ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam giám sát vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Cục Điều tiết điện lực xem xét báo cáo Thủ tướng về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19.
Tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp đã tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nhất là các doanh nghiệp, HTX liên quan đến hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại. Thực hiện "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp miền Tây đang nỗ lực "vượt bão” Covid-19…Công ty TNHH sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia
Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, EVN chính thức triển khai công cụ ước tính sản lượng điện tiêu thụ cho khách hàng sử dụng điện năng trên toàn quốc. Công cụ trên trang web: https://uoctinhdiennang.evn.com.vn sẽ giúp người dân, khách hàng dễ dàng tính toán, chủ động quản lý lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện.