Nhập siêu 369 triệu USD trong 5 tháng đầu năm

  • Cập nhật: Chủ nhật, 30/5/2021 | 8:53:19 AM

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến hoạt động sản xuất của một số DN trong khu công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu khiến cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 nhập siêu 369 triệu USD.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng cao, đạt 262,25 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) vẫn đóng vai trò chủ đạo với kim ngạch xuất khẩu 97,88 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước đạt 33,06 tỷ USD, tăng 16,6%, chiếm 25,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong 5 tháng đầu năm, có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63,8%), trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất (đạt 21,9 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước); tiếp theo là điện tử, máy tính và linh kiện (đạt 19,5 tỷ USD, tăng 26%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (đạt 14,9 tỷ USD, tăng 74,8%); hàng dệt may (đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15%); giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ...

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 70,7 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tăng 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 47,32 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 36,1% (tăng 0,6 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 9,69 tỷ USD, tăng 13,5% và chiếm 7,4% (giảm 1,1 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12% và chiếm 2,5% (giảm 0,4 điểm phần trăm).

Trong 5 tháng qua, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch 37,6 tỷ USD. Tiếp sau là Trung Quốc (với kim ngạch xuất khẩu 20,1 tỷ USD, tăng 26%); thị trường EU (đạt 16,1 tỷ USD, tăng 20,8%); thị trường ASEAN (đạt 11,5 tỷ USD, tăng 23,7%); Hàn Quốc (đạt 8,9 tỷ USD, tăng 17,1%); Nhật Bản (đạt 8,4 tỷ USD, tăng 7,7%).

Về nhập khẩu, trong tháng 5/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 28 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 56,4%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 131,31 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45,8 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85,51 tỷ USD, tăng 39,9%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,3 tỷ USD, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc (đạt 20,9 tỷ USD, tăng 20,5%); thị trường ASEAN (đạt 18,1 tỷ USD, tăng 54,2%); Nhật Bản (đạt 8,9 tỷ USD, tăng 14,8%); thị trường EU (đạt 6,7 tỷ USD, tăng 16,8%); Hoa Kỳ (đạt 6,4 tỷ USD, tăng 6,8%).

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 5/2021 nhập siêu 2 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, nhập siêu 369 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,37 tỷ USD.

(Theo VOV)


Các tin khác
Tiêm vắc-xin cho người lao động tại Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Ảnh: Công Doanh.

Qua kiểm tra, thẩm định, tỉnh Bắc Giang đã đồng ý chủ trương cho 9 công ty trong khu công nghiệp Việt Yên được hoạt động trở lại.

Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Lục Yên đến thăm mô hình nuôi trâu sinh sản của gia đình chị Hoàng Thị Thúy, xã Lâm Thượng.

Thời gian qua, huyện Lục Yên đã thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ phát triển sinh kế từ nguồn vốn Chương trình 135. Theo đó, đời sống của nhân dân đang từng bước được cải thiện, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo hỏa tốc hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục hải quan trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19 để đảm bảo nguyên liệu sản xuất.

Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam cho phép nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam nhưng đang có lệnh “tạm dừng” vì có dịch. Ảnh phun khử trùng xe chở heo từ Thái Lan nhập qua cửa khẩu Lao Bảo do Bộ NN-PTNT cung cấp

Kể từ ngày 30-6, Việt Nam dừng nhập khẩu heo sống của Thái Lan vào Việt Nam vì cơ quan thú y vừa phát hiện 1 lô heo gần 1.000 con nhập từ Thái Lan có dịch tả heo châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục