Văn Chấn: Trồng bí lấy hạt cho hiệu quả kinh tế cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/6/2021 | 7:39:59 AM

YênBái - Cùng với các mô hình chuyển đổi trồng ngô, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả hay nuôi cá, vài năm gần đây, nhân dân xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn đã chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang trồng bí ngô lấy hạt cho hiệu quả cao gấp 5 - 6 lần trồng lúa.

Nông dân xã Sơn Lương thu hoạch bí lấy hạt giống.
Nông dân xã Sơn Lương thu hoạch bí lấy hạt giống.

Những ngày cuối tháng 5, nhân dân thôn Tành Hanh, xã Sơn Lương tất bật thu hoạch bí ngô lấy hạt. Năm nay là năm thứ 7, gia đình chị Vì Thị Nga ký hợp đồng với Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát, thành phố Hồ Chí Minh triển khai trồng bí lấy hạt. Những năm trước, vì không có nhân lực, gia đình chị Nga chỉ trồng 500 m2 nhưng năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên chồng chị không đi làm ăn xa nên gia đình chủ động nhận trồng 1.000 m2 bí ngô và 800 m2 bí đao. 

Chị Nga cho biết: "Vụ này năm trước, gia đình thu được gần 50 kg hạt bí ngô giống, với giá 400.000 đồng/kg, trừ chi phí thu về 15 triệu đồng. Năm nay, thời tiết thuận lợi, số quả thu về nhiều hơn, hạt rất chắc, gia đình dự ước thu được 1 tạ hạt bí ngô và 60 kg hạt bí đao. Sau khi trừ mọi chi phí, gia đình tôi thu về trên 50 triệu đồng”.  

Là địa phương có truyền thống phát triển nông nghiệp, trước đây, nhân dân xã Sơn Lương chủ yếu độc canh cây lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, người dân đã chuyển đổi một số diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng màu, trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả chưa cao. 

Năm 2014, Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát đã về Sơn Lương vận động bà con trồng bí bán hạt giống cho doanh nghiệp. Với hình thức nhân dân bỏ đất, bỏ công, doanh nghiệp cung ứng hạt giống, phân bón và cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch. Sản phẩm hạt bí được doanh nghiệp thu mua hết với giá từ 400 - 600.000 đồng/kg tùy thời điểm. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ đã chủ động trồng thử nghiệm. 

Sau 7 năm triển khai, các mô hình trồng bí ngô đã được nhân rộng và ngoài trồng bí ngô lấy hạt, nay mở rộng trồng bí đao, bầu và mướp đắng lấy hạt. Giá thu mua hạt bí luôn giữ được ổn định trung bình từ 400.000 - 800.000 đồng/kg tùy loại hạt. Từ chỗ chỉ có vài hộ đăng ký thực hiện, đến nay, đã có trên 120 hộ ở xã Sơn Lương tham gia. 

Ông Hà Văn Toán - Trưởng nhóm trồng bí lấy hạt ở thôn Bản Tủ, xã Sơn Lương cho biết: "Mỗi héc - ta trồng bí ngô có thể thu hoạch 800 - 1.000 kg hạt, trừ chi phí nông dân có thể thu lãi trên 200 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nhân dân còn tận thu lá, quả làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, việc ký kết hợp đồng với đơn vị bao tiêu sản phẩm rất uy tín và đơn vị luôn cử cán bộ theo dõi, hướng dẫn sát sao, quá trình sản xuất, nếu gặp bất lợi, thiệt hại do thời tiết đơn vị còn hỗ trợ thêm, cá nhân làm tốt còn được thưởng thêm nên nhân dân rất yên tâm, phấn khởi”.

Việc trồng bí ngô lấy hạt ở xã Sơn Lương hiện nay đã và đang thu được hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên, việc trồng bí cũng yêu cầu quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và có thời điểm đòi hỏi nhiều nhân công, được theo dõi, giám sát quá trình sinh trưởng nghiêm ngặt. Mỗi dây bí được đảm bảo kiểm soát từ 2 - 3 quả và được thụ phấn bằng tay, đánh dấu theo dõi suốt quá trình phát triển. 

Ngoài ra, thời điểm thu hoạch và quá trình bảo quản hạt giống cũng phải đảm bảo những quy trình kỹ thuật riêng. 

Với cách thức triển khai và giá trị mang lại, mô hình này đang thực sự chứng minh lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp đã gắn liền với nông dân. Đây là mô hình cần được nhân rộng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Văn Chấn.

Trần Ngọc

Tags hiệu quả kinh tế cao trồng bí ngô lấy hạt Sơn Lương Văn Chấn

Các tin khác
Khách đến xem và mua vàng trang sức tại một cửa hàng vàng.

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giảm.

Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn cùng nhân dân xã Nậm Lành xem xét quy hoạch các diện tích đất lâm nghiệp để phát triển cây măng sặt.

Những năm gần đây, cùng với cây quế, thảo quả, sa nhân, măng sặt đang trở thành cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Văn Chấn chú trọng phát triển. Nhận thấy được giá trị của loại cây này, năm 2021 huyện Văn Chấn phê duyệt, triển khai Đề án hỗ trợ trồng cây măng sặt, giai đoạn 2021 - 2025 cho đồng bào 5 xã vùng cao.

Ngày 6/6, cả 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam bao gồm: Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart (VNpost), Lazada đồng loạt mở bán chính thức sản phẩm vải thiều Bắc Giang.

Dịch vụ “xe ghép” phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh (ảnh minh họa).

“Xe ghép” là một loại hình dịch vụ đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Tại tỉnh Yên Bái, có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này nhưng cùng đó cũng có hình thức kinh doanh tự phát thông qua mạng xã hội. Dịch vụ đi xe ghép phát triển giúp người dân thêm lựa chọn cho nhu cầu đi lại, nhưng cũng cần sớm có phương án quản lý phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục