Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/6/2021 | 3:05:11 PM

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 890/QĐ-TTg về việc bổ sung kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2021 (phần nhiệm vụ chi thường xuyên bố trí trong Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020).

Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) tăng cường đi tuần tra, giám sát, phòng ngừa nguy cơ cháy rừng trên bán đảo Sơn Trà.
Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) tăng cường đi tuần tra, giám sát, phòng ngừa nguy cơ cháy rừng trên bán đảo Sơn Trà.

Theo đó, Thủ tướng quyết định bổ sung 426,668 tỷ đồng từ nguồn chi các hoạt động kinh tế của ngân sách trung ương năm 2021 để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2021 (phần nhiệm vụ chi thường xuyên bố trí trong Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020) cho các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương theo đề nghị của Bộ Tài chính.

Trong đó, bổ sung cho các bộ, cơ quan Trung ương là 71,768 tỷ đồng và bổ sung kinh phí có mục tiêu cho các địa phương là 354,9 tỷ đồng.

Cụ thể, kinh phí bổ sung cho các Bộ, cơ quan Trung ương được phân bổ như sau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 53,868 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng 16,9 tỷ đồng; Bộ Công an 1 tỷ đồng.

Kinh phí bổ sung cho các địa phương được phân bổ như sau: Hà Giang 30,1 tỷ đồng; Tuyên Quang 18 tỷ đồng; Cao Bằng 8,4 tỷ đồng; Lạng Sơn 4,6 tỷ đồng; Lào Cai 5,3 tỷ đồng; Yên Bái 7 tỷ đồng; Phú Thọ 3,1 tỷ đồng; Sơn La 19,4 tỷ đồng…  

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và số liệu báo cáo.

Bộ Tài chính thông báo bổ sung dự toán năm 2021 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan thực hiện theo quy định.

Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương căn cứ kinh phí được bổ sung để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2021.

Việc quản lý và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Sản phẩm bột đá xuất khẩu của Công ty cổ phần ECO GREEN PLASTIC tiếp tục ổn định và tăng trưởng.

Sau hơn 1 năm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến các cửa khẩu tạm thời đóng cửa, giờ đây các hoạt động xuất nhập khẩu đã ổn định trong tình hình mới, kim ngạch xuất khẩu của Yên Bái trong 5 tháng đầu năm 2021 khởi sắc trở lại…

Khâu vận cần phải rất nhanh chóng để vải thiều đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tươi mới

Chiều 8/6, chuyến bay VN7217 cất cánh từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh lúc 16h25 với hơn 40 tấn vải thiều Bắc Giang.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường về việc triển khai các biện pháp tiêu thụ nông sản cho vùng dịch, sáng nay - 9/6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai hỗ trợ tiêu thụ 12 tấn vải thiều Bắc Giang.

Cán bộ Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tỉnh tư vấn các bước gắn thẻ điện tử không dừng cho chủ phương tiện.

Việc sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng giúp tiết kiệm thời gian, tránh ùn tắc và minh bạch hoạt động thu phí. Thế nhưng, sau một thời gian triển khai, số lượng phương tiện gắn thẻ điện tử không dừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn hạn chế. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục