Yên Bái: Hợp lực đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn xây dựng cơ bản

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/6/2021 | 7:57:55 AM

YênBái - Kiên quyết điều chỉnh, cắt giảm kế hoạch vốn đối với các dự án chậm triển khai, triển khai không đạt tiến độ; thay thế nhà thầu không đáp ứng năng lực, không bố trí nhân lực, tài chính, thiết bị máy móc như đã cam kết và hạn chế cho tham gia các gói thầu khác...

Giải phóng mặt bằng đến đâu, thi công ngay đến đó đảm bảo tiến độ thi công các công trình.
Giải phóng mặt bằng đến đâu, thi công ngay đến đó đảm bảo tiến độ thi công các công trình.

5 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế - xã hội địa phương, nhất là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh.

Vượt qua những khó khăn, thách thức, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư đã cố gắng, nỗ lực triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021. 

Nhờ đó, hết tháng 5/2021, tỷ lệ giải ngân đạt trên 915 tỷ đồng trên tổng kế hoạch vốn giao chi tiết là 3.624 tỷ đồng, bằng 25,3% vốn giao chi tiết và bằng 20,8% tổng kế hoạch vốn năm 2021 (cùng kỳ năm 2020 đạt 25,7%). Trong đó, khối các địa phương đã giải ngân đạt trên 464 tỷ đồng trên tổng kế hoạch vốn giao trên 1.494 tỷ đồng, bằng 31 kế hoạch; các sở, ban, ngành và các đơn vị cấp tỉnh đã giải ngân trên 450 tỷ đồng/tổng kế hoạch vốn giao chi tiết là 2.129 tỷ đồng, bằng 21,2%.  

Về tiến độ, triển khai thực hiện dự án khởi công mới có 329 dự án, tổng kế hoạch vốn trên 1.245 tỷ đồng, đã khởi công 172 dự án; 27 dự án đã lựa chọn được nhà thầu xây lắp; 83 dự án đang lựa chọn nhà thầu... Một số địa phương, chủ đầu tư có kết quả giải ngân đạt khá là Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và giải ngân vốn xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế: tỷ lệ giải ngân thấp, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn cả so với mặt bằng chung của cả nước. 

Nhiều chủ đầu tư được giao khối lượng vốn lớn nhưng lại có tiến độ giải ngân rất chậm như Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, thị xã Nghĩa Lộ… 

Một số địa phương chưa chủ động, kịp thời trong việc giao kế hoạch vốn, giao vốn không phù hợp với nhu cầu, tiến độ thực hiện các dự án, còn để nợ đọng xây dựng cơ bản một số công trình đã hoàn thành. Cá biệt, còn có dự án đến nay chưa hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu…

Về nguyên nhân chủ quan, công tác thẩm định, thẩm tra còn chậm; nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện hết trách nhiệm theo quy định, thiếu tính chuyên nghiệp, lúng túng trong triển khai; năng lực của một số đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công hạn chế; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc…

Để đạt mục tiêu, tiến độ và tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch giao vốn năm 2021, các ban, ngành, địa phương, các chủ đầu tư cần khắc phục những tồn tại, hạn chế, thực hiện đồng bộ, linh hoạt các nhóm giải pháp theo Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 02 của UBND tỉnh, Kết luận 142-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kết luận 37 của Chủ tịch UBND tỉnh. 

Trong đó, kiên quyết điều chỉnh, cắt giảm kế hoạch vốn đối với các dự án chậm triển khai, triển khai không đạt tiến độ; thay thế nhà thầu không đáp ứng năng lực, không bố trí nhân lực, tài chính, thiết bị máy móc như đã cam kết và hạn chế cho tham gia các gói thầu khác; thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kiên quyết xử lý trách nhiệm, kiểm điểm các chủ đầu tư, nhà thầu để xảy ra chậm tiến độ gắn với công tác thi đua khen thưởng, đưa vào tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân. 

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân là giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế  - xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần  thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép”, tuy nhiên tiến độ giải ngân phải đồng hành với tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán và đảm bảo chất lượng công trình. 

Đồng thời, cần điều chỉnh bổ sung kịp thời các nguồn vốn đối ứng từ ngân sách đáp ứng yêu cầu triển khai dự án; tập trung giải phóng mặt bằng triển khai dự án. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo hướng làm gọn từng phần, kiểm đếm đến đâu thì thẩm định, phê duyệt, chi trả tới đó để có mặt bằng sạch triển khai thi công ngay.

Thanh Phúc

Tags Yên Bái đẩy nhanh tiến độ thi công giải ngân vốn xây dựng cơ bản

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản (ĐVTS) và sản phẩm ĐVTS; trâu bò, các sản phẩm từ trâu bò từ nước ngoài vào Việt Nam.

Măng tươi Bát độ chuẩn bị đưa vào sơ chế

Huyện Trấn Yên hiện có 3.714,8 ha tre Bát độ, trong đó diện tích kinh doanh có hơn 3.000 ha. Sản lượng măng thương phẩm năm 2020 đạt 29.600 tấn, giá trị thu nhập gần 100 tỷ đồng. Tại huyện có 2 đơn vị thu mua chính là: Công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty cổ phần Yên Thành.

Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) tăng cường đi tuần tra, giám sát, phòng ngừa nguy cơ cháy rừng trên bán đảo Sơn Trà.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 890/QĐ-TTg về việc bổ sung kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2021 (phần nhiệm vụ chi thường xuyên bố trí trong Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020).

Sản phẩm bột đá xuất khẩu của Công ty cổ phần ECO GREEN PLASTIC tiếp tục ổn định và tăng trưởng.

Sau hơn 1 năm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến các cửa khẩu tạm thời đóng cửa, giờ đây các hoạt động xuất nhập khẩu đã ổn định trong tình hình mới, kim ngạch xuất khẩu của Yên Bái trong 5 tháng đầu năm 2021 khởi sắc trở lại…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục