Nông dân tò mò, thích thú khi lần đầu xem máy cấy

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/7/2021 | 7:43:54 AM

Máy cấy không còn lạ lẫm ở nhiều tỉnh. Nhưng đây là lần đầu nông dân ở tỉnh miền núi Yên Bái được tận mắt thấy một chiếc máy cấy hoạt động.

Trình diễn máy cấy trên cánh đồng sản xuất giống Đông Cuông.
Trình diễn máy cấy trên cánh đồng sản xuất giống Đông Cuông.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh Trung du phía Bắc đã đưa máy cấy vào sản xuất cả chục năm trời, mỗi máy cấy thay thế từ 30-40 lao động. Tuy nhiên, vụ mùa 2021 này, lần đầu tiên tỉnh Yên Bái mới đưa máy cấy vào sản xuất.

Đây là sự kiện chưa từng thấy mà Trung tâm Giống cây trồng - Vật nuôi tỉnh Yên Bái (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị tiên phong mua máy cấy của hãng KUBOTA (Nhật Bản) đưa vào sản xuất trên cánh đồng sản xuất giống Đông Cuông, và đã thu hút sự chú ý của nhiều nông dân nơi đây.

Trung tâm là đơn vị khoa học ứng dụng với nhiệm vụ sản xuất các loại giống lúa lai, lúa kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho nông dân. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, một số giống lúa do Trung tâm sản xuất không đáp ứng được nhu cầu thị trường, chi phí sản xuất cao, bộ máy quản lý cồng kềnh… dẫn tới giá thành đội lên rất nhiều.



Nhiều nông dân tò mò xem chiếc máy cấy hoạt động. 

Hạt giống của Trung tâm không cạnh tranh nổi với các loại giống cùng loại và nhiều loại giống khác, dẫn tới sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, một số diện tích đồng ruộng bỏ hoang.

Nhằm xốc lại vị trí và vai trò của Trung tâm, Sở NN-PTNT Yên Bái đã tiến hành tổ chức lại bộ máy, khởi động lại việc sản xuất các giống lúa lai, lúa kỹ thuật cũng như các loại giống cây trồng khác và vật nuôi để cung ứng cho người dân, tạo ra năng suất, chất lượng cho mỗi sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Việc đưa máy cấy vào sản xuất chỉ là khâu đột phá đầu tiên trong chuỗi cơ cấu lại sản xuất mà Trung tâm sẽ tiến hành trong những năm tới, nhằm thay thế phương pháp sản xuất thủ công chi phí lớn, không phù hợp với nền nông nghiệp hiện đại.

(Theo NNVN)

Tags Yên Bái máy cấy vụ mùa 2021 cơ cấu lại sản xuất sản xuất giống

Các tin khác
Trước đó, Yên Bái đã có 3 địa phương xuất hiện trâu, bò nhiễm bệnh viêm da nổi cục,  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, cơ quan chuyên môn kiểm tra, xác minh và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. (Ảnh: Hoài Văn)

Tính đến ngày 1/7, thị xã Nghĩa Lộ đã xuất hiện 17 con trâu, bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục tại khu vực chăn nuôi của xã Nghĩa Lộ và xã Phù Nham.

Xác định phát triển giao thông nông thôn (GTNT) phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm qua 2016-2020, huyện Trấn Yên bê tông hóa 276,72 km đường GTNT, bằng 184,5% kế hoạch đề ra; mở mới 130 km đường vào khu vực sản xuất, xây dựng mới 217 công trình thoát nước trên các tuyến GTNT, để nối gần các thôn bản vùng sâu, các vùng sản xuất tập trung, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 được thực hiện từ ngày 1/7/2021 nhằm thu thập thông tin của trên 32.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể và trên 170 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện khối lượng công việc này, tỉnh Yên Bái đã huy động trên 300 điều tra viên.

Hoa và quả non của cây mắc ca.

Toàn tỉnh hiện có hơn 56 ha trồng mắc ca, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Lục Yên, Trấn Yên và Văn Chấn. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất từ cây mắc ca, bà con cần lưu ý những biện pháp kỹ thuật sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục