Văn Chấn thực hiện hiệu quả chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/7/2021 | 2:23:15 PM

YênBái - Từ năm 2015 đến nay, kinh phí thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Văn Chấn đạt trên 162 tỷ đồng, huyện đã triển khai xây dựng 128 công trình như: giao thông, thủy lợi, điện, nước, nhà sinh hoạt cộng đồng…

Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn kiểm tra hiệu quả mô hình hỗ trợ bò sinh sản tại hộ dân.
Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn kiểm tra hiệu quả mô hình hỗ trợ bò sinh sản tại hộ dân.

Huyện Văn Chấn có 24 xã, thị trấn, trong đó, 14 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) khu vực III và 21 thôn bản ĐBKK thuộc 7 xã khu vực II được thụ hưởng từ Chương trình 135. 

Để thực hiện tốt các chính sách đầu tư hỗ trợ đối với các xã, thôn, bản vùng dân tộc thiểu số (DTTS), hàng năm, Phòng Dân tộc huyện đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện triển khai nhiều hoạt động như: tập huấn nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT) về trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ giống, phân bón, vật tư phục vụ phát triển kinh tế; làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; xây dựng mô hình phát triển sản xuất tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập; nâng cao năng lực cho cán bộ là người DTTS; đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình, dự án… 

Để hỗ trợ người dân vùng ĐBKK phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, huyện đã chỉ đạo các xã, các tổ chức đoàn thể giúp hộ DTTS về khoa học kỹ thuật, tư liệu sản xuất, vay vốn… với kinh phí hàng năm trung bình trên 6 tỷ đồng, cho gần 1.400 hộ được hưởng lợi. 

Điển hình như chương trình hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Chỉ tính riêng từ năm 2018 đến nay, có 1.250 con trâu, bò sinh sản được hỗ trợ đến hộ nghèo, hộ DTTS với kinh phí trên 8,8 tỷ đồng. Nhiều gia đình được nhận trâu, bò sinh sản đã phát huy hiệu quả, thoát nghèo bền vững, điển hình như hộ các ông, bà: Hà Văn Ơn, thôn Búng Xổm, xã Tú Lệ; Giàng A Lồng, thôn Nà Nọi, xã Sùng Đô; Đặng Thị Ngái, xã Đồng Khê… 

Đặc biệt, việc triển khai 2 dự án tái định cư tập trung cho 93 hộ, trên 500 khẩu tại thôn Chiềng Pằn 1 xã Gia Hội và bản Táng Khờ 1, xã Cát Thịnh, với kinh phí hỗ trợ gần 22 tỷ đồng đã giúp người dân ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. 

Huyện còn chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, rà soát, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người vùng DTTS… tạo điều kiện cho trên 13.000 hộ vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện với số tiền trên 502 tỷ đồng để phát triển sản xuất. 

Bà Phạm Thị Tuyết - Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: "Hàng năm, Phòng đã chủ động bám sát các văn bản mới của Trung ương, tỉnh, huyện về các chủ trương, chính sách vùng DTTS. Các chương trình, dự án đầu tư, qua công tác kiểm tra đều được đánh giá có chất lượng tốt, đảm bảo đúng tiến độ. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 39 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%; đường ô tô đến 100% trung tâm xã và đường xe máy đến trên 98% thôn, bản; hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nước tưới phục vụ cho sản xuất; trường học, trạm y tế đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân… Đầu tư của các chương trình, dự án đã góp phần quan trọng để mỗi năm huyện giảm trên 5% hộ nghèo”.

Các chính sách được triển khai hiệu quả ở vùng DTTS đã góp phần nâng cao đời sống người dân; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc luôn được giữ vững, lòng tin của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước được củng cố… tạo đà để kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển bền vững.

Thạch Phong

Tags Văn Chấn chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các tin khác
Gừng Việt Nam bày bán tại siêu thị ở khu Haymarket, Sydney.

Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gừng Việt Nam sang Australia tăng trưởng 1.350% so với cùng kỳ, đạt hơn 348.000 USD.

Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Yên Bái rà soát danh sách các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, từ ngày 1/8/2021, các dịch vụ như: tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, Internet, game; dịch vụ may đo, giặt là, cắt tóc, làm đầu, gội đầu; dịch vụ sửa chữa bao gồm sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình... cũng phải chịu mức thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập cá nhân 2%.

Mô hình trồng rau quả an toàn cho thu nhập cao của ông Hoàng Văn Pành ở tổ 2, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ.

Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), hội viên nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Yên Bái tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Nhật Bản 2021.

Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020 cho thấy, chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DN) của tỉnh đạt 5,65 điểm, giảm 3 bậc, giảm 0,41 điểm so với kết quả năm 2019, đứng thứ 40/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục