Yên Bái: Phát triển công nghiệp thân thiện với môi trương

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/8/2021 | 7:34:03 AM

YênBái - Việc quy hoạch xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp luôn chú trọng yếu tố đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Các dự án phát triển trong đó được lựa chọn các mô hình thân thiện với môi trường.

Một góc Khu Công nghiệp Âu Lâu.
Một góc Khu Công nghiệp Âu Lâu.

Khu Công nghiệp (KCN) Âu Lâu, thuộc xã Âu Lâu được tỉnh quy hoạch với diện tích 118 ha. Trong đó, Công ty TNHH Unico Global Yên Bái đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng xây dựng nhà máy, giải quyết việc làm cho hơn 1.800 công nhân, bao gồm hơn 200 lao động ngay tại địa phương.

Cụm Công nghiệp Âu Lâu (CCN) được thành phố quy hoạch với diện tích 70 ha, hiện thu hút tổng số 6 dự án đầu tư với tổng vốn 223,5 tỷ đồng, thu hút, tạo việc làm cho trên 1.300 lao động địa phương. 

Các khu, CCN Âu Lâu được đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến đường nối thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên.

Đặc biệt, việc quy hoạch xây dựng hạ tầng luôn chú trọng yếu tố đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Các dự án phát triển trong khu, CCN được lựa chọn các mô hình thân thiện với môi trường, đảm bảo nâng cao đời sống, an toàn cho người lao động. Đồng thời, kiên quyết không tiếp nhận cũng như loại bỏ các dự án không đảm bảo tiêu chí về vệ sinh môi trường, an toàn lao động. 

Khu A, KCN Phía Nam có diện tích 400 ha thuộc xã Văn Phú tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: chế biến gỗ rừng trồng; chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng; sửa chữa thiết bị công nghiệp; dân dụng và vận tải; may mặc. 

Hạ tầng kỹ thuật KCN được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đăng ký như: hệ thống cấp điện là đường điện cao thế 35 KV được đầu tư xây dựng dọc theo các tuyến đường trục chính trong KCN. Điện lực Yên Bái tiếp tục đầu tư xây dựng trạm biến áp TBA 110/35/22KV và tiếp tục đầu tư 4 tuyến đường dây trên không nối với đường dây 110 KV để cấp điện cho toàn KCN; hệ thống cấp nước có hệ thống cấp nước thô từ Nhà máy nước Yên Bình, công suất 11.500 m3/ngày, đêm dẫn đến KCN bằng đường ống D300 dọc theo các trục đường; hệ thống giao thông với các tuyến đường giao thông được xây dựng kết nối với giao thông đối ngoại, đảm bảo cho các nhà đầu tư vào KCN… Theo đó, KCN phía Nam đã thu hút 48 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn 9.484 tỷ đồng. 

Thành phố Yên Bái đang tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng bộ thành phố về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; trọng tâm là thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên thu hút sản xuất các sản phẩm công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tiên tiến… bảo đảm giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2030 đạt 5.000 tỷ đồng. 

Cùng đó, thành phố tiếp tục thực hiện quy hoạch, thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng các CCN; ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, đầu tư vào các ngành sản phẩm công nghiệp trọng yếu, có thế mạnh của thành phố, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp; không tiếp nhận và kiên quyết loại bỏ các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nguồn nước…
Ngọc Sơn

Tags Yên Bái khu công nghiệp môi trường phát triển xanh

Các tin khác

Đến nay, ngoài hóa đơn điện được giảm 10-15%, dịch vụ viễn thông tăng băng thông và giữ nguyên giá, một số chính sách về thuế và phí khác cũng đang được đề xuất hỗ trợ đối với người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Người dân xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đang thu hoạch chè.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của địa phương và phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 3.530 tỷ đồng.

Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN 2021 – ASEAN Online Sale Day 2021 sẽ chính thức diễn ra từ 0h ngày 8/8/2021 và kéo dài đến 24h ngày 10/8/2021.

Sản xuất hàng dệt may.

Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo về lưu thông hàng hóa; tuân thủ đầy đủ quy định phòng chống dịch, an toàn sản xuất, đẩy mạnh tiêm vaccine là 3 trong số 5 giải pháp do Bộ Công Thương đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục