Bộ Công Thương đề xuất 5 giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/8/2021 | 2:18:10 PM

Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo về lưu thông hàng hóa; tuân thủ đầy đủ quy định phòng chống dịch, an toàn sản xuất, đẩy mạnh tiêm vaccine là 3 trong số 5 giải pháp do Bộ Công Thương đề xuất.

Sản xuất hàng dệt may.
Sản xuất hàng dệt may.

Chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt tại hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc thực hiện "mục tiêu kép" là chủ trương đúng, bởi nếu không phòng chống dịch bệnh thì không đủ điều kiện về sức khoẻ an toàn để sản xuất.

Tương tự, nếu dừng sản xuất, dừng giao thương thì không đảm bảo được mục tiêu duy trì nền kinh tế, duy trì thị trường và Việt Nam không có nguồn lực để chống dịch, thêm vào đó là mất thị trường, trong khi nhiều nước trên thế giới đang tăng tốc.

Vì vậy, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cộng đồng doanh nghiệp hãy đồng hành cùng nhà nước và các cơ quan chức năng về thực hiện "mục tiêu kép,” chủ động hơn nữa trong đề xuất giải pháp; nêu những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và chưa có cơ sở nào đảm bảo khi nào kết thúc. Do đó, cần phải tính đến kịch bản là "phải sống chung với COVID-19.”

Xuất phát từ nguyên nhân này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 5 đề xuất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn; thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu. Các quy định cần được thực hiện nhất quán tại các địa phương chứ không nên để tình trạng mỗi nơi một quy định. Từ đó, gây cản trở người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận hàng hoá.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn phòng chống dịch, an toàn sản xuất. "Chúng ta không sản xuất bằng mọi giá mà phải làm bằng mọi cách để vừa phòng chống dịch, nhưng vừa thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. Bởi, hai mục tiêu này là điều kiện thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cũng như tạo điều kiện xét nghiệm thường xuyên định kỳ cho người lao động, để doanh nghiệp sớm quay lại sản xuất. Khi vaccine được phủ sóng rộng khắp, người lao động được an toàn, khi đó, hoạt động của doanh nghiệp mới được đảm bảo, ổn định và liên tục.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề xuất Chính phủ hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trên cơ sở thỏa thuận với người lao động để có thể tăng giờ làm một cách hợp lý. Đồng thời, tận dụng cơ hội khi tổng cầu thế giới đang lên cũng như bù lại khoảng thời gian mà vì dịch bệnh, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất.

Cùng với đó, Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân thu mua nông sản và tạm trữ lương thực cho người dân. Bởi, hiện nay, lúa gạo ở các tỉnh phía Nam, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ.

Việc thu mua nông sản không chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân mà doanh nghiệp còn có thể coi đây là nguồn nguyên liệu đầu vào dự trữ khi các nhà máy chế biến nông sản, thuỷ sản khôi phục lại sản xuất. Nếu như doanh nghiệp tư nhân thu mua thì sẽ thuận lợi hơn bởi sẽ bớt được các thủ tục cũng như những ràng buộc khác.
(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại thời điểm ngày 30/7/2021 được hỗ trợ giảm tiền điện sinh hoạt đợt 4 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đầu tuần, giá vàng giảm.

Ngày đầu tuần, 9-8, giá vàng trong nước giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán, có nơi đưa giá xuống dưới mốc 57 triệu đồng/lượng. Diễn biến trên xuất phát từ thị trường quốc tế.

Cán bộ trung tâm dịch vụ hỗ trợ và phát triển nông nghiệp thị xã hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc lúa tại đồng ruộng.

Thời điểm này, hơn 2.000 ha lúa mùa của thị xã Nghĩa Lộ trà sớm đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số diện tích trà sớm đã đứng cái. Mấy ngày qua, trên địa bàn thị xã có mưa và nắng xen kẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu cuốn lá nhỏ, rầy và khô vằn phát sinh gây hại.

Mùa mưa lũ, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc bị ảnh hưởng.

Bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra, nhiều công trình cấp nước tại khu vực nông thôn, đặc biệt là các công trình cấp nước cho đồng bào dân tộc vùng cao bị hư hỏng nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục