Yên Bình: Lúa tái sinh tăng thu nhập cho nông dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/8/2021 | 11:08:02 AM

YênBái - Chí phí ít, chất lượng gạo ngon, góp phần nâng cao sản lượng lương thực và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác - lợi ích từ việc mở rộng diện tích sản xuất lúa tái sinh trên diện tích dưới cốt hồ Thác Bà và những chân ruộng chằm không nằm trong cơ cấu trồng cây màu vụ đông ở huyện Yên Bình thời gian qua.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ phát triển nông nghiệp Yên Bình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa tái sinh cho người dân xã Mông Sơn.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ phát triển nông nghiệp Yên Bình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa tái sinh cho người dân xã Mông Sơn.

Chị Trần Thị Mai ở thôn Trung sơn, xã Mông Sơn, vụ xuân năm 2021 cho biết, gia đình gieo cấy 3 sào lúa bằng giống Thái Xuyên. Khi lúa chín khoảng 90% diện tích, chị Mai thu hoạch thủ công, cắt lúa để gốc rạ cao 30 cm, đồng thời tập trung chăm sóc tạo thuận lợi cho các chồi mới tái sinh để sau khoảng 45 - 50 ngày sẽ tiếp tục thu hoạch thêm lần nữa. 

Chị chia sẻ: "Sản xuất lúa tái sinh chi phí thấp, dễ chăm sóc và rất hiệu quả. Vụ vừa qua, diện tích lúa tái sinh của gia đình đạt từ 130 - 150kg/sào”. 

Liền kề gia đình chị Mai là 2 sào lúa xuân của gia đình anh Đinh Công Đại gieo cấy giống lai 838. Trước khi thu hoạch, anh tiến hành bón phân và sau khi thu hoạch thì tháo nước vào ruộng và tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Đây là năm thứ 4, gia đình anh sản xuất lúa tái sinh. 

"Điều quan trọng nhất là trước khi gặt lúa chính vụ thì quải phân để khi gặt phân không chui vào ống rạ gây thối cây. Khi gặt phải giữ cho gốc rạ đứng, đồng thời tháo nước vào ruộng ngay và phát dọn cỏ quanh bờ, tránh chuột phá hoại” - anh Đại cho biết. 

Diện tích cấy lúa cả xã chưa đầy 40 ha mỗi vụ, bù lại Mông Sơn có diện tích đất dưới cốt hồ Thác Bà khá lớn. Bình quân mỗi năm, toàn xã tận dụng được khoảng 50 - 60 ha diện tích đất dưới cốt để sản xuất cây lương thực, trong đó có 40 ha vụ xuân. Tuy năng suất lúa chỉ đạt từ 120 - 150kg/sào nhưng hiệu quả kinh tế còn cao hơn cả lúa chính vụ vì giảm được nhiều chi phí từ làm đất, phân bón, giống lúa, cấy, gặt, chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn và đặc biệt là chất lượng gạo rất ngon. Theo tính toán của người dân, sản xuất lúa tái sinh sau khi trừ chi phí sẽ thu lãi khoảng 1 triệu đồng/sào. 

Ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mông Sơn cho biết: "Thời gian qua, việc sản xuất lúa tái sinh đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Để sản xuất trở thành hàng hóa, thời gian tới xã tiếp tục vận động nhân dân mở rộng diện tích, nhất là diện tích dưới cốt 58 hồ Thác Bà từ 50 - 60 ha”. 

Không chỉ ở Mông Sơn, một số xã ở Yên Bình đã sản xuất lúa tái sinh cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2021, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ phát triển nông nghiệp triển khai mô hình tại thôn Trung Sơn, xã Mông Sơn với 53 hộ tham gia trên diện tích 3,5 ha lúa cấy dưới cốt 58 hồ Thác Bà. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ phân bón, được cán bộ kỹ thuật của huyện kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của lúa để hướng dẫn biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 

Đồng chí Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: "Yên Bình tiếp tục giao cho các cơ quan, đơn vị chức năng khảo sát các địa phương có điều kiện phù hợp với sản xuất lúa tái sinh trên diện tích đất dưới cốt hồ Thác Bà và ở những diện tích ruộng chằm không nằm trong diện tích trồng cây màu vụ đông, góp phần hoàn thành vượt chỉ tiêu với tổng sản lượng lương thực có hạt mỗi năm từ 10% trở lên nhằm góp phần nâng cao sản lượng lương thực và tăng thu nhập cho nông dân trên một đơn vị đất canh tác.
Trần Ngọc

Tags Yên Bình lúa tái sinh tăng thu nhập nông dân lúa mùa

Các tin khác
Sản xuất chè đen tại Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Tân Thịnh, huyện Văn Chấn.

Chè Văn Chấn năm nay đạt sản lượng cao song dịch bệnh Covid- 19 đã khiến cho các đơn hàng không thể xuất đi do việc giãn cách cũng như hạn chế vận chuyển, lượng hàng tồn kho của các cơ sở chế biến chè ngày một nhiều, nhiều đơn vị chỉ dám sản xuất cầm chừng...

Diện tích ngô ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải được chăm sóc, phát triển tốt.

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhưng với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu được giao theo Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa 28 chỉ tiêu được giao thành 42 chỉ tiêu chủ yếu, đồng thời triển khai nhiều giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế với nhiều kết quả nổi bật.

Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Tài chính Ấn Độ ban hành quyết định không áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm gỗ MDF có độ dày dưới 6mm nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan...

(Ảnh minh hoạ)

Nội dung đơn giản hóa của cả hai nhóm thủ tục hành chính bao gồm: quy định về thành phần hồ sơ, quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục