Văn Yên tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/8/2021 | 10:55:27 AM

YênBái - Theo đánh giá của Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Văn Yên, tình trạng san gạt mặt bằng và khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là đất san lấp ở một số địa phương trên địa bàn huyện diễn ra khá phức tạp.

Các lực lượng chức năng huyện Văn Yên thường xuyên kiểm tra hoạt động san lấp đất và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Các lực lượng chức năng huyện Văn Yên thường xuyên kiểm tra hoạt động san lấp đất và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Theo lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Văn Yên, Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn mình và phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp trên nếu để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn. 

Thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, kể cả đất san lấp, do UBND tỉnh cấp phép; cấp huyện, xã không có quyền cấp phép. Nhưng do nhu cầu san lấp đất phục vụ xây dựng các công trình cũng như do địa bàn chủ yếu là đồi núi, nhu cầu chia tách đất ở cho con cái khi tách hộ và cũng do chưa nắm chắc quy định của Luật Khoáng sản về thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó có đất san lấp nên tại một số xã đã cho phép các hộ gia đình, tổ chức hoạt động dưới hình thức như hạ cốt cải tạo đất để trồng trọt, canh tác...

Việc khai thác đất trái phép đã làm thay đổi địa hình, phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước và gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Trước thực trạng này, Phòng TN&MT huyện đã tham mưu với UBND huyện ban hành nhiều văn bản để tăng cường công tác chỉ đạo, chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Riêng năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, ban hành 7 văn bản liên quan đến việc tăng cường và bảo vệ đối với các hoạt động bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện. 

Cùng với việc ban hành văn bản trên, hàng năm, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra thường xuyên việc khai thác đất san lấp trái phép và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. 6 tháng đầu năm 2021, các cơ quan chức năng đã xử phạt 3 trường hợp vi phạm với số tiền là 52 triệu đồng. Từ đó, góp phần ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép; việc khai thác đất phục vụ san lấp mặt bằng các công trình xây dựng đã dần đi vào nề nếp và ổn định; ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực khai thác và san lấp được hạn chế. 

Tuy nhiên, hiện nay, một số địa phương vẫn còn có nơi xảy ra tình trạng san gạt mặt bằng, khai thác đất, khai thác, tập kết cát sỏi trái phép, đa số là những bãi tập kết cát, sỏi nhỏ lẻ tự phát do các hộ gia đình, cá nhân mở bán cho các hộ dân trong xã để xây dựng công trình gia đình. Còn có nơi lợi dụng việc san hạ cốt nền, cải tạo đất nông nghiệp để thực hiện việc khai thác khoáng sản trái phép… , lãnh đạo Phòng TN&MT huyện cho biết thêm. 

Thực trạng này do một số nguyên nhân như: nguồn tài nguyên khoáng sản phân bố trên hầu hết địa bàn các xã, thị trấn khiến việc việc quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác gặp rất nhiều khó khăn; các ngành và chính quyền địa phương nơi có tiềm năng khoáng sản chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa triệt để; thiếu cán bộ làm việc trong lĩnh vực, kinh phí cho việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác không có; tính răn đe trong công tác xử lý các trường hợp vi phạm chưa cao; thẩm quyền cấp phép và trình tự thủ tục của việc cấp phép khai thác khoáng sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc…

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, Phòng TN&MT huyện đã tiếp tục tham mưu cho UBND huyện thực hiện nhiều biện pháp. Theo đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật về tài nguyên khoáng sản; xử lý nghiêm minh những vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất san lấp. 

Trong các phương án quy hoạch xây dựng các công trình, thực hiện các dự án cần phải lồng ghép phương án quy hoạch các điểm, vị trí khai thác đất phù hợp trên cơ sở tính toán khối lượng đất san lấp cần thiết, tránh tình trạng khi thi công công trình không có vị trí khai thác đất san lấp. Quy hoạch, xây dựng các bến bãi tập kết vật liệu trên địa bàn đảm bảo theo yêu cầu quy định. 

Cùng đó, tổ chức sắp xếp lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện nhằm lập lại trật tự khai thác khoáng sản theo nguyên tắc vừa khai thác, sử dụng vừa bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường…; thực hiện cắm mốc phân định ranh giới vùng được khai thác, cấm khai thác và giao trách nhiệm cho các địa phương trực tiếp quản lý…

Thu Hạnh

Tags quản lý bảo vệ khoáng sản

Các tin khác
(Ảnh minh hoạ)

Hoạt động thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn (phía Trung Quốc là Pò Chài, Quảng Tây) sẽ trở lại bình thường kể từ hôm nay (18/8).

Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, đặc biệt là cúm A/H5N8, tình trạng buôn lậu gia cầm từ biên giới đang gây nguy cơ cao cho dịch cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác vào Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Công ty cổ phần Juma Yên Bái đảm bảo thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đầu quý II hàng năm là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch, thế nhưng từ cuối tháng 4 đến nay, doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa" vì dịch Covid-19 làm "đứt gãy" chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự cố gắng của các doanh nghiệp, doanh nhân… sản xuất công nghiệp Yên Bái vẫn tăng trưởng liên tiếp 7 tháng đầu năm...

Cửa khẩu Tân Thanh.

Chưa có thông báo chính thức nào từ phía Trung Quốc về việc dừng thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), mà chỉ tạm dừng hoạt động để rà soát an toàn phòng chống dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục