Sản xuất công nghiệp Yên Bái: Tăng trưởng liên tiếp trong gian khó

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/8/2021 | 7:32:56 AM

YênBái - Đầu quý II hàng năm là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch, thế nhưng từ cuối tháng 4 đến nay, doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa" vì dịch Covid-19 làm "đứt gãy" chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự cố gắng của các doanh nghiệp, doanh nhân… sản xuất công nghiệp Yên Bái vẫn tăng trưởng liên tiếp 7 tháng đầu năm...

Công ty cổ phần Juma Yên Bái đảm bảo thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Công ty cổ phần Juma Yên Bái đảm bảo thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Với quyết tâm không để "đứt gãy chuỗi sản xuất", một số đơn vị đã chủ động xây dựng phương án "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ) nếu xảy ra dịch bệnh để không gián đoạn sản xuất. 

Bà Đặng Thị Quỳnh Phương - Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Công ty cổ phần An Tiến Industries chia sẻ: "Nếu dịch bệnh xảy ra, chúng tôi bố trí khu ký túc tầng 2 nhà ăn ca diện tích 220 m2, gồm 1 hội trường 50 m2 và 5 phòng, có thể bố trí 25 giường. Đối với Nhà điều hành, bố trí phòng cách ly tạm thời gồm hội trường tầng 3 - Nhà điều hành diện dích 220 m2, dự kiến đáp ứng đủ 50 số giường. 

Cùng đó, Ban Giám đốc Công ty phối hợp với Trung tâm Y tế theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, tham mưu cho Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. 

Trong bối cảnh dịch bệnh, các doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, cập nhật thường xuyên văn bản mới trong phòng, chống dịch bệnh từ các cơ quan chuyên môn của tỉnh để có phương án tốt nhất và sớm tiêm vắc xin phòng Covid-19. Cùng đó, hỗ trợ kinh phí từ nguồn khuyến công quốc gia, địa phương đã giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn. 

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23  của  Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, người sử dụng lao động được vay vốn với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định tại Khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động trong thời gian từ 1/5/2021 - 31/3/2022. Hiện nay, đơn vị đang hướng dẫn hồ sơ cho 3 doanh nghiệp sử dụng lao động vay vốn để trả lương cho 211 lượt lao động với số tiền gần 600 triệu đồng.

Ông Bùi Văn Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia cho biết: "NHCSXH tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tiếp cận gói vay ưu đãi với số tiền giải ngân 144 triệu đồng, lãi suất 0%/ năm, thời hạn vay dưới 12 tháng để trả lương cho NLĐ phải nghỉ việc trong 3 tháng 5, 6, 7 năm 2021. Qua đó, giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho NLĐ”. 

Về phía Sở Công Thương, đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các biện pháp để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 gây ra. Sở đề nghị các doanh nghiệp chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa bảo đảm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có phương án bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng từ thấp đến cao; tuân thủ bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch và thực hiện giãn cách cục bộ cho công nhân đến làm việc an toàn; xây dựng kịch bản phòng chống dịch để sản xuất kinh doanh... 

Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chỉ số công nghiệp toàn tỉnh 7 tháng đầu năm 2021 tăng 8,08% so với cùng kỳ. Phân theo ngành công nghiệp cấp 2 thì một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ là khai thác quặng kim loại tăng 56,22%; dệt tăng 10,25%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 8,29%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 9,38%... 

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và "đứt gãy chuỗi cung ứng" đang là nguy cơ, thử thách lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giữ vững thị trường tiêu thụ đã có, khai thác triệt để thị trường tiêu thụ nội địa và chủ động nắm bắt những cơ hội mới trong hoạt động sản xuất.

Các cấp, các ngành cần có những giải pháp cụ thể khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, các dự án thủy điện, các dự án hạ tầng khu, Cụm công nghiệp Bảo Hưng, Cụm công nghiệp Minh Quân. Đồng thời, có biện pháp hiệu quả để khuyến khích, thu hút, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp...

Quang Thiều

Tags Sản xuất công nghiệp Yên Bái

Các tin khác
Cửa khẩu Tân Thanh.

Chưa có thông báo chính thức nào từ phía Trung Quốc về việc dừng thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), mà chỉ tạm dừng hoạt động để rà soát an toàn phòng chống dịch.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16-8-2021 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.

Ảnh minh họa - Bộ Công Thương.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc hỗ trợ gạo cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các chủ thể nắm được nội dung cần thực hiện, đến nay, huyện Trấn Yên đã có 12 sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao được UBND tỉnh ra quyết định công nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục