9 tháng, xuất khẩu xi măng tăng 19%

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/10/2021 | 9:12:48 AM

Trong khi tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa từ đầu năm đến nay vẫn giữ được sự ổn định so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu xi măng tăng trưởng mạnh, đạt gần 32 triệu tấn và tăng tới 19%.

Xuất khẩu xi măng có thể cán địch sớm so với kế hoạch. Ảnh minh họa
Xuất khẩu xi măng có thể cán địch sớm so với kế hoạch. Ảnh minh họa

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết trong, tháng 9, dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu chỉ đạt 6,70 triệu tấn, giảm tới 1,31 triệu tấn so với tháng 8, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến nay, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng vẫn đạt khoảng 77,47 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong khi tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa 9 tháng qua vẫn duy trì sản lượng tương đương so với cùng kỳ năm 2020, đạt khoảng 45,58 triệu tấn, thì xuất khẩu xi măng đạt khoảng 31,89 triệu tấn và tăng tới 19%. Trong đó, riêng Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu khoảng 14,45 triệu tấn.

Tồn kho cả nước trong 9 tháng còn  khoảng 3,60 triệu tấn, tương đương từ 15 đến 20 ngày sản xuất, chủ yếu là clinke.

Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Theo các chuyên gia kinh tế, đón nhận những thông tin tích cực, kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế và biện pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công, các nhóm ngành được dự báo có thể sớm phục hồi là xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Điều đó có nghĩa là khi đầu tư xây dựng tăng, đầu tư công tăng, tiêu thụ xi măng sẽ tăng.

Trong quý IV/2021 và những năm tiếp theo, ngành xi măng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường cổ phiếu xi măng vừa bật tăng nhanh khi đón nhận các thông tin tích cực từ thị trường, được nhiều nhà đầu tư săn lùng.

Trước áp lực ngày càng lớn, các DN ngành xi măng đang tích cực ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất kinh doanh, số hóa chuỗi tiêu thụ và logistics, số hóa quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển xanh, bền vững.

Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, với đà phục hồi chung của nền kinh tế và các hoạt động đầu tư xây dựng sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, kế hoạch tiêu thụ từ 104 đến 107 triệu tấn xi măng trong năm 2021 là hoàn toàn khả thi.

(Theo chinhphu)

Các tin khác
Các nhà máy có ca F0 sẽ không phải đóng cửa toàn bộ nhà máy. Nguồn ảnh: Internet

Bộ Y tế hướng dẫn đối với các doanh nghiệp nếu có một trường hợp F0 ở một phân xưởng, thì không phải đóng cửa cả nhà máy, mà tiến hành khoanh vùng phân xưởng, đưa trường hợp F0 đi cách ly điều trị y tế. Tiến hành sàng lọc đưa các trường hợp F1 đi cách ly, tiến hành khử khuẩn phân xưởng.

Dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Có những quy trình, thủ tục hỗ trợ, doanh nghiệp làm rất mất công mất sức, cần chứng minh, thậm chí chứng minh đến hàng tập hồ sơ, nhưng số tiền nhận được lại quá ít, nên cuối cùng doanh nghiệp phải bỏ cuộc.

Các hãng hàng không đang nóng lòng tháo tấm che động cơ máy bay để được khai thác trở lại các đường bay nội địa

Ngày 1-10, Cục Hàng không đã có văn bản gửi 19 tỉnh, thành phố xin ý kiến về kế hoạch khai thác trở lại các đường bay nội địa thường lệ từ ngày 5-10.

Nắm bắt tình hình thực tế người dân có nhu cầu về quê để chủ động chỉ đạo có phương án chuẩn bị đầy đủ phương tiện.

Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cần bố trí đủ phương tiện và lái xe phục vụ tốt nhu cầu của người dân từ TP Hồ Chí Minh và một số địa phương về quê.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục