Hải Phòng tạm thời chưa khai thác các chuyến bay chở khách nội địa

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/10/2021 | 7:59:46 AM

Sau Hà Nội, tới lượt thành phố Hải Phòng đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tạm thời chưa khai thác các đường bay chở hành khách đi/đến Hải Phòng.

Máy bay của các hãng hàng không tại một sân bay.
Máy bay của các hãng hàng không tại một sân bay.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam phản hồi về kế hoạch tổ chức khai thác các đường bay nội địa.

Văn bản do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam ký đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tạm thời chưa khai thác các đường bay chở hành khách đi/đến Hải Phòng.

Trước đó, ngày 1/10, Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản lấy ý kiến các địa phương để thống nhất trước khi triển khai cấp phép hoạt động.

Theo đó, Cục Hàng không đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau.

Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày.

Ngày 27/9, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị không khai thác các đường bay chở khách đi và đến Hà Nội vì lý do phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng Chín vào chiều 2/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là duy trì tổ chức vận tải tốt để phát triển kinh tế, đảm bảo phòng chống dịch.

Theo Thứ trưởng Đông, kế hoạch khôi phục hoạt động vận tải hành khách của Bộ Giao thông Vận tải đưa ra các yêu cầu, điều kiện mới khi đi lại giữa các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội. Tổ chức vận tải hành khách hay nới lỏng như thế nào tùy thuộc vào phân cấp của các địa phương.

Ngày 30/9, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có Quyết định số 1740/QĐ-BGTVT ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và có hiệu lực từ 1/10.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Sức chịu đựng của doanh nghiệp gần cạn kiệt do dịch bùng phát gần 2 năm nay.

Liên minh Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ vừa có Thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho vay đối với các DN này, hạn mức 100.000 tỷ đồng.

Ngô đông vẫn là cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông năm 2021.

Vụ đông năm 2021, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 9.920 ha; giá trị kinh tế đạt khoảng 300 tỷ đồng; trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 30 triệu đồng/ha.

Xuất khẩu xi măng có thể cán địch sớm so với kế hoạch. Ảnh minh họa

Trong khi tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa từ đầu năm đến nay vẫn giữ được sự ổn định so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu xi măng tăng trưởng mạnh, đạt gần 32 triệu tấn và tăng tới 19%.

Các nhà máy có ca F0 sẽ không phải đóng cửa toàn bộ nhà máy. Nguồn ảnh: Internet

Bộ Y tế hướng dẫn đối với các doanh nghiệp nếu có một trường hợp F0 ở một phân xưởng, thì không phải đóng cửa cả nhà máy, mà tiến hành khoanh vùng phân xưởng, đưa trường hợp F0 đi cách ly điều trị y tế. Tiến hành sàng lọc đưa các trường hợp F1 đi cách ly, tiến hành khử khuẩn phân xưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục