Tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/10/2021 | 7:43:12 AM

Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sác nhà nước phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm giai đoạn 2022 - 2024, kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo Quyết định, việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước; ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn, còn khó khăn, biên giới, hải đảo.

Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sác nhà nước phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm giai đoạn 2022 - 2024, kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội;

Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế-xã hội;

Tăng cường tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước. Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các bộ, cơ quan trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho các khối cơ quan tư pháp, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ.

Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi quản lý nhà nước

Đối với khối các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ; các bộ, cơ quan trung ương khác:

Về tiêu chí: Căn cứ số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc của từng bộ, cơ quan trung ương. Ngoài dự toán chi thường xuyên được phân bổ theo số biên chế, các bộ, cơ quan trung ương được phân bổ kinh phí để bảo đảm chi tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo quy định, kinh phí để bảo đảm nhiệm vụ đặc thù cụ thể của từng bộ, cơ quan trung ương.

Quyết định nêu rõ, định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế như sau:

Áp dụng định mức chung đối với khối các cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ: Định mức phân bổ 72 triệu đồng/biên chế.

Áp dụng định mức theo phương pháp lũy thoái đối với các bộ, cơ quan trung ương còn lại (trừ các cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan quy định khác): Số biên chế do cơ quan có thẩm quyền giao cho từng bộ, cơ quan trung ương được chia thành các bậc khác nhau với quy mô biên chế của bậc đầu tiên là 100 biên chế trở xuống. Định mức phân bổ ngân sách giảm dần theo các bậc biên chế, cụ thể như sau:

+ Từ 100 biên chế trở xuống: Định mức phân bổ 70 triệu đồng/biên chế;

+ Từ biên chế thứ 101 đến 500: Định mức phân bổ 65 triệu đồng/biên chế;

+ Từ biên chế thứ 501 đến 1.000: Định mức phân bổ 61 triệu đồng/biên chế;

+ Từ biên chế thứ 1.001 trở lên: Định mức phân bổ 57 triệu đồng/biên chế.

Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế quy định nêu trên đã bao gồm: Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí, hội nghị, tổng kết đoàn ra, đoàn vào, vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng, vận hành trụ sở cơ quan, chi hỗ trợ hoạt động cho Công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan; chi tiền lương, tiền công lao động và chi hoạt động cho các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành phục vụ theo quy định...

(Theo VOV)

Các tin khác
Công nhân Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái hoàn thiện sản phẩm ván ghép thanh.

Thời gian qua, ngành công nghiệp Yên Bái có bước phát triển rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt trên 12%; một số ngành phát triển nhanh, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng và cho ngân sách tỉnh. Kết quả đó là nhờ tỉnh đã sớm định hướng và tập trung phát triển ngành, sản phẩm địa phương có lợi thế.

Mô hình trồng rau trong nhà lưới của HTX Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp huyện Mù Cang Chải.

Vài năm gần đây, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã hình thành các mô hình sản xuất rau được chú trọng đầu tư về quy mô, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật theo hướng sạch, an toàn, không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn đến cả các tỉnh, thành phố lớn.

Các doanh nghiệp chế biến chè của huyện Văn Chấn thu mua nguyên liệu cho nông dân.

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng từ đầu năm đến nay huyện Văn Chấn luôn tích cực, chủ động thu ngân sách (TNS). Tổng TNS Nhà nước đến hết tháng 9 đạt trên 150 tỷ đồng, bằng 67% dự toán.

Anh Hà Đình Khuê, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) giới thiệu cây gáo vàng giống tại vườn ươm.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái ban hành các văn bản triển khai thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục